Mỹ vừa đệ trình lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) các lập luận pháp lý giải thích tại sao Trung Quốc không xứng đáng được coi là "nền kinh tế thị trường". Động thái này được Washington đưa ra với tư cách bên thứ 3 nhằm ủng hộ Liên minh châu Âu (EU) trong vụ Trung Quốc kiện khối này. Bắc Kinh tuyên bố Mỹ và các nước thành viên WTO từng cam kết công nhận nước này là nền kinh tế thị trường ngày 11/12/2016, kỷ niệm 15 năm gia nhập tổ chức. Tuy nhiên, Mỹ và châu Âu phản đối vì cho rằng Trung Quốc đã thất bại trong việc giảm bớt vai trò của nhà nước trong nền kinh tế.
Tính giá dầu bằng 70% thực tế: Nga hoá giải cấm vận?
- Cập nhật : 29/11/2017
Chính phủ Nga xây dựng ngân sách cho năm 2018 dựa trên giá dầu 40 USD/thùng cho thấy Moscow rất tự tin trong việc hoá giải luật trừng phạt...
Russia Today ngày 28/11 đưa tin, chính phủ Nga đã chuẩn bị các biện pháp nhằm hoá giải tác hại từ luật trừng phạt của Mỹ trong mọi trường hợp, kể cả lăp lại trường hợp xấu nhất như năm 2014, khi giá trị đồng rúp và giá dầu thô cùng chạm đáy.
Về hạn chế tác động từ mất giá của đồng nội tệ, chính phủ Nga đã gia tăng dự trữ ngoại tệ và vàng cùng với việc gia tăng nắm giữ trái phiếu chính phủ Mỹ - một cách cân bằng lợi ích khi Washington sử dụng cơ chế trừng phạt xoay quanh đồng USD.
Về hạn chế tác động từ dầu thô giảm giá, chính phủ Nga xây dựng ngân sách cho năm 2018 - phần nguồn thu từ xuất khẩu dầu thô - chỉ tính theo giá 40USD/thùng, bằng 2/3 giá hiện tại, mức giá mà theo giới chuyên gia là đáy mới của thứ vàng đen này.
Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov cho biết ngân sách có tính đến nguy cơ thiếu hụt nguồn thu. Ngân sách dựa trên giá dầu 40 USD/thùng, giảm gần 1/3 so với giá hiện tại, là mức an toàn trong trường hợp khi trừng phạt gây hiệu ứng tiêu cực.
"Nếu chúng ta không có một mức an toàn, chúng ta sẽ dễ dàng rơi vao nguy hiểm và khi đó những người bạn của chúng ta sẽ nói: Nếu bạn muốn nhận được sự trợ giúp từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế, bạn phải làm điều này, điều kia", ông Siluanov nhấn mạnh.
Theo giới phân tích, việc chủ động tạo mức đệm an toàn lên tới 30% giá dầu thô là một cách giúp cho Nga miễn nhiễm với tác hiệu tự luật trừng phạt và qua đó cho thấy Moscow đã rất tự tin trong việc chống cấm vận.
Có thế thấy rằng, chính phủ Nga đã bị sốc và rất lúng túng khi đối phó với tác hại từ lệnh trừng phạt của phương Tây với Nga sau "sự kiện Crimea", trong đó có nguyên nhân là ngân sách quá phụ thuộc vào dầu thồ và tính toán không chừa độ an toàn.
Còn nhớ ngày 17/12/2015, trong cuộc gặn gỡ báo chí thường niên, Tổng thống Putin đã cho thấy chính phủ Nga bế tắc như thế nào khi nước Nga cố gắng vùng vẫy nhằm thoát ra khỏi những khó khăn do cấm vận.
Cho đến lúc đó mọi toan tính của Moscow gần như không thành và ông Putin phải thừa nhận lý do chính của việc cắt giảm ngân sách là do sự sụt giảm quá nhanh, quá sâu của giá dầu thô.
"Cuối năm 2014, chúng tôi đã phải tính toán lại những khoản chi vì giá dầu đã giảm đi một nửa từ 100 USD xuống 50 USD. Nhưng 50 USD cũng là quá lạc quan. Bây giờ nó là bao nhiêu, chỉ 38 USD", The Telegraph dẫn lời ông Putin tại cuộc họp báo.
Nước Nga đã trải qua thời kỳ suy thoái kinh tế dài nhất kể từ khi ông Putin nắm quyền, buộc chính phủ phải có các biện pháp thắt lưng buộc bụng mà có khả năng gây bất mãn trong xã hội, nhưng không thể không thực hiện cân bằng ngân sách.
Người đứng đầu Điện Kremlin.đã cảnh báo có thể Nga còn phải "điều chỉnh nhiều hơn nữa" để cân bằng ngân sách, trừ khi giá dầu hồi phục, từ đó dẫn đến những chính sách an sinh xã hội không thể được đáp ứng.
Chính Tổng thống Putin đã phải lúng túng trước câu hỏi về chủ đề đặc biệt nhạy cảm là nâng tuổi về hưu, một dấu hiệu cho thấy Kremlin đang cố gắng vượt bão nhưng thực sự bế tắc và không thể tránh khỏi của sự bất mãn công chúng.
Khi đó giới phân tích nhận định Tổng thống Putin chắc chắn đã nhìn thấy nguy cơ bất ổn xã hội khi mức sống của người dân không được cải thiện nếu không có sự đổi thay. Và cuộc họp báo cuối năm 2015 đã là sự bắt đầu cho những đổi thay ấy.
Sự đổi thay bao gồm cả cơ chế và nhân sự. Về nhân sự, Tổng thống Putin đã trọng dụng lại cựu Phó Thủ tướng Alexei Kudrin - người được xem là kiến trúc sự cho chương trình vượt khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 và trả nợ nước ngoài.
Về cơ chế, chính phủ Nga đã chọn xất phát điểm là cơ cấu lại nền kinh tế, từ đó làm giảm sự phụ thuộc của ngân sách vào khai thác và xuất khẩu dầu, khí. Có thể thấy Moscow đã thay đổi rất kịp thời.
Bởi sau đó, ngày 18/1/2016, giá dầu đã chạm đáy kỷ lục, khi dầu Brent giảm xuống 27,67 USD/thùng trên sàn ICE Futures Europe, dầu WTI giảm xuống 28,36 USD/thùng trên sàn NYMEX.
Giới chuyên gia cho rằng nếu Tổng thống Putin không sắp xếp ván cờ mới và xây dựng kịp thời cơ chế cho những quân cờ mới di động, giúp khắc phục ngay điểm yếu của nền kinh tế phụ thuộc khai thác và xuất khẩu tài nguyên, kinh tế Nga đã sụp đổ.
Cho đến nay, một nền kinh tế hàng hoá đa dạng đã hình thành, một nền tảng kinh tế tài chính ổn định đã được xác lập và vận hành theo cơ chế mới được xây dựng và hiệu chỉnh thời cấm vận.
Cùng với đó, sau khi chạm đáy lịch sử, giá dầu thô đã phục hồi và trong một năm qua, từ tháng 11/2016 đến tháng 11/2017, giá dầu thô đã tăng, dần đạt mức ổn định và nước Nga đã được hưởng lợi nhiều từ hiệu ứng này.
Ngày 13/11/2016, dầu Brent là 44,75 USD/thùng và dầu WTI có giá là 43,41 USD/thùng, thì ngày 28/11/2017́ dầu Brent đạt 63,73 USD/thùng và dầu WTI đạt 57,87 USD/thùng.
Giới chuyên gia nhận định giá dầu sẽ không thể giảm xuống dười ngưỡng 40 USD/thùng, bởi một năm qua Iran, Libya đã xuất khẩu trở lại, trong khi cơ chế phối hợp trong - ngoài OPEC nhằm điều chính giá dầu đã trởn nên ăn ý hơn.
Vì vậy, khi chính phủ Nga xây dựng ngân sách cho năm 2018 dựa trên giá dầu 40 USD/thùng cho thấy Moscow đã rất tự tin trong việc hoá giải luật trừng phạt của Washington, chứ không chỉ thích ứng để sống chung với cấm vận.
Ngọc Việt
Theo Baodatviet.vn