Khi thị trường chứng khoán Trung Quốc chao đảo vì giới đầu tư hoang mang với các chỉ số kinh tế gây thất vọng, Thời Báo Hoàn Cầu đăng bài xã luận thừa nhận “nền kinh tế Trung Quốc thật sự có nhiều điểm yếu”.
Ngành sản xuất súng đạn Mỹ và quyền lực thao túng thị trường
- Cập nhật : 30/11/2017
Sẽ rất đáng ngạc nhiên nếu bạn biết rằng dù ngành súng đạn Mỹ có sức mạnh chính trị lớn nhưng đóng góp của nó vào nền kinh tế lại khá nhỏ.
Theo số liệu mới nhất mà phóng viên Economist có thể thu thập được, súng đạn cướp đi 34 nghìn sinh mạng tại Mỹ trong năm 2014. Con số này tương đương với số người chết vì tai nạn giao thông.
Tuy nhiên thị trường vũ khí lại bị kiểm soát kém chặt chẽ hơn rất nhiều so với thị trường các phương tiện giao thông bởi sức mạnh chính trị của ngành quá lớn. Những năm gần đây, nhiều chính trị gia đã vận động tăng cường hạn chế sở hữu súng thế nhưng họ đều thất bại.
Thế nhưng sẽ rất đáng ngạc nhiên nếu bạn biết rằng dù ngành súng đạn Mỹ có sức mạnh chính trị lớn nhưng đóng góp của nó vào nền kinh tế lại khá nhỏ.
Tổng sản lượng súng mà Mỹ sản xuất ra trong năm 2008 là 4,2 triệu súng, đến năm 2015, con số này tăng lên 8,9 triệu, đóng góp trên phương diện kinh tế của ngành không thấm vào đâu.
Ngành hiện đang mang lại việc làm cho khoảng 141.500 người, tỷ lệ chưa đến 0,1% tổng số việc làm của nước Mỹ. Số lượng người làm việc trong ngành súng đạn như vậy thấp hơn so với người làm việc trong ngành sản xuất bánh kẹo và gần tương đương với số người làm việc trong ngành sản xuất và kinh doanh các sản phẩm quà tặng, đồ lưu niệm.
Trong ngành sản xuất súng đạn Mỹ, chỉ có một số ít công ty đang thống trị ngành. Giáo sư Victoria Smith và đồng nghiệp thuộc đại học Boston, Mỹ đã tiến hành nghiên cứu ngành vào năm 2017 và kết luận hơn một nửa lượng súng ngắn được sử dụng trên thị trường nội địa Mỹ được sản xuất bởi hai công ty Sturm Ruger và Smith & Wesson. Còn đối với súng trường, khoảng hơn nửa súng trường được dùng trong nội địa Mỹ do ba công ty sau sản xuất: Remington, Sturm Ruger, và Savage Arms.
Vậy ai đang sở hữu súng? Phần lớn người tiêu dùng Mỹ không hề có liên quan đến ngành này. Khảo sát được thực hiện bởi Deborah Azreal, giáo sư kinh tế học đại học Harvard và đồng nghiệp thực hiện năm 2015 đưa ra kết quả sau: 14% chủ sở hữu súng đang sở hữu đến 50% tổng lượng súng trên thị trường. Nếu xét đến tổng quan khoảng từ 1/5 đến 1/3 người trưởng thành đang sở hữu súng, như vậy sẽ có thể kết luận khoảng từ 3% đến 4% người trưởng thành Mỹ sở hữu một nửa trong tổng số 272 triệu súng.
Nhóm chủng tộc và nhóm tuổi nào đang sở hữu súng? Theo tính toán của giáo sư Deborah Azreal, 34% chủ sở hữu súng có tuổi đời trên 60, khoảng 81% người sở hữu súng tại Mỹ là người da trắng, và 72% là đàn ông.
Hiệp hội súng Mỹ (NRA) chi tiêu đến 59 triệu USD cho các chiến dịch vận động hàng lang trong năm 2016, mức chi tiêu cao hơn nhiều so với các nhóm vận động tăng cường quản lý súng đạn.
Mức chi tiêu trên cũng quá cao nếu so với tổng quy mô ngành súng đạn Mỹ. Số tiền mà những nhà vận động hành lang chi ra để tác động đến cuộc bầu cử năm 2016 lên đến 6,4 tỷ USD, cao hơn 100 lần so với đóng góp của NRA.
Có thể thấy rõ ràng ngành sản xuất súng đạn Mỹ và những người tiêu dùng nhiệt tình nhất của nó đã thật thành công trong việc cản trở các chính sách tăng cường quản lý súng đạn. Nếu xu thế này tiếp diễn, chắc chắn những thiệt hại mà nước Mỹ phải chịu khi lỏng lẻo quản lý súng đạn chưa thể được chặn đứng.
TRUNG MẾN
Theo Bizlive.vn