Etsuro Honda - cố vấn kinh tế của Thủ tướng Nhật Bản - Shinzo Abe cho rằng khả năng này đang cao lên, và Trung Quốc sẽ phải trải qua giai đoạn điều chỉnh rất khắc nghiệt.
Kinh tế Trung Quốc còn lâu mới có thể 'đứng chung sân' được với Mỹ
- Cập nhật : 30/11/2017
Chênh lệch tài sản ròng giữa Mỹ và Trung Quốc lên đến 64 nghìn tỷ USD, chính vì thế sẽ thật buồn cười nếu nói Trung Quốc có cơ hội đứng ngang hàng với Mỹ.
Trước đây, dưới thời Tổng thống Obama, không ít người phàn nàn về việc vị thế của nước Mỹ đang ngày một yếu đi, và nay đến thời của Tổng thống Donald Trump, họ cũng phàn nàn tương tự.
Người ta có thể đưa ra nhiều lập luận để so sánh chính sách của hai chính quyền, thế nhưng người ta không nên bỏ qua những sự thật không thể phủ nhận.
Điều quan trọng nhất có thể rút ra khi so sánh giữa Mỹ và Trung Quốc, đó chính là sẽ còn lâu Trung Quốc mới có thể “đứng chung sân” với Mỹ.
Số liệu GDP Trung Quốc bị thổi phồng và còn tệ hơn nữa
Chính phủ Trung Quốc đã công bố GDP tăng trưởng nhanh trong suốt nhiều thập kỷ, chính vì vậy sẽ thật không hợp lý lắm nếu nói rằng họ không hoàn toàn trung thực khi công bố số liệu.
Thế nhưng cũng nên đặt câu hỏi rằng khi nào và liệu Trung Quốc có dám thừa nhận kinh tế Trung Quốc đang đối diện khó khăn hơn so với trước đây.
Ví dụ như Trung Quốc từng công bố GDP tăng trưởng cao, nhưng cùng lúc đó tỷ lệ vay nợ tăng vọt. Và kinh tế Trung Quốc thực ra không tăng trưởng tốt như những gì được công bố.
Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng cao hơn Mỹ so với Mỹ trong suốt bốn mươi năm qua. Thế nhưng cái quan trọng không phải mức tăng trưởng mà là giá trị tăng trưởng. Đối với người Trung Quốc thông thường, thu nhập khả dụng của họ chưa bằng nửa so với GDP bình quân đầu người (theo công bố của chính phủ Trung Quốc).
Thu nhập khả dụng là số tiền mà người dân có để chi tiêu thực tế trong khi GDP bình quân đầu người chỉ đơn giản là một con số được công bố, chẳng có ý nghĩ gì nhiều trong thực tế.
Nhiều người nói đến GDP tính theo ngang giá sức mua (PPP). PPP tính toán mức giá hàng hóa tại Trung Quốc và so sánh nó với Mỹ, bản thân nó cũng chẳng có giá trị gì nhiều.
Ngoài ra, PPP nói đến sức mua của người tiêu dùng thế nhưng tiêu dùng chỉ chiếm chưa đầy 50% GDP. GDP tính theo sức mua có thể coi như một chỉ số tồi tệ để đánh giá về nhiều đất nước, trong đó có Trung Quốc
Giá trị tài sản ròng
Số liệu GDP có nhiều giá trị thực tiễn hơn hai chỉ số nói trên, thế nhưng nó cũng chẳng phải công cụ duy nhất và quan trọng nhất để tính toán về nền kinh tế của một quốc gia. Khả năng theo đuổi và hiện thực hóa các quyền lợi quốc gia được tính toán dựa trên giá trị tài sản ròng.
Từ năm 2000 đến năm 2012, giá trị tài sản ròng của người Trung Quốc tăng từ 4,66 nghìn tỷ USD lên 21,7 nghìn tỷ USD, tốc độ tăng trưởng tương đương 14%. Cùng thời gian trên, giá trị tài sản ròng của Mỹ tăng từ 42,3 nghìn tỷ USD lên 67,5 nghìn tỷ USD.
Tuy nhiên từ đó đến nay, mọi chuyện đã thay đổi khá nhiều. Từ giữa năm 2012 đến giữa năm 2017, giá trị tài sản ròng của Trung Quốc tăng 7,3 nghìn tỷ USD, tốc độ tăng trưởng hàng năm chưa bao giờ chạm mức 9%. Trong khi đó, giá trị tài sản ròng của Mỹ tăng 26 nghìn tỷ USD, tốc độ tăng trưởng tài sản ròng của Mỹ cao hơn so với Trung Quốc.
Kết quả, ở thời điểm giữa năm 2017, giá trị tài sản ròng của Trung Quốc là 29 nghìn tỷ USD còn giá trị tài sản ròng của Mỹ là hơn 93 nghìn tỷ USD. Theo công bố của Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED), giá trị tài sản ròng của Mỹ hiện hơn 96 nghìn tỷ USD.
Chênh lệch tài sản ròng giữa Mỹ và Trung Quốc lên đến 64 nghìn tỷ USD, chính vì thế sẽ thật buồn cười nếu nói Trung Quốc có cơ hội đứng ngang hàng với Mỹ. Nếu tính theo giá trị tài sản ròng, Trung Quốc quá nhỏ bé so với Mỹ, dù tất nhiên giá trị tài sản ròng cũng không phải công cụ hoàn hảo để đánh giá về sức mạnh kinh tế của một quốc gia.
Lĩnh vực công
Tất nhiên, Credit Suisse hoặc bất kỳ một tổ chức kinh tế nào khác có thể sai về Trung Quốc. Thứ nhất sự thăng hạng của Mỹ về giá trị tài sản ròng từ năm 2012 đến nay có thể là kết quả của việc bong bóng chứng khoán và bất động sản của Mỹ lớn hơn so với Trung Quốc, chính vì thế khoảng cách chênh lệch về giá trị tài sản ròng sẽ giảm đi khi bong bóng vỡ đi.
Khả năng này có thể xảy ra nhưng cũng không phải quá quan trọng bởi ngay cả ở thời điểm khủng hoảng, giá trị tài sản ròng của Mỹ vẫn cao hơn Trung Quốc 56 nghìn tỷ USD, tương đương với mức chênh lệch của năm 2014.
Tính theo giá trị tài sản ròng, Trung Quốc thấp hơn Mỹ quá nhiều và khoảng cách đó còn lâu mới có thể thu hẹp được. Chính vì vậy, ít nhất trong thập kỷ hiện tại, số liệu về tăng trưởng GDP của Trung Quốc sẽ chẳng có nhiều ý nghĩa thực tiễn.
Tác giả bài viết là ông Derek M. Scissors, học giả tại viện AEI (American Enterprise Institute). Ông chuyên nghiên cứu về kinh tế Trung Quốc, Ấn Độ, và quan hệ kinh tế của Mỹ với châu Á. Ông đồng thời là chuyên gia kinh tế trưởng trong nhóm thực hiện khảo sát kinh tế China Beige Book. Bài viết được đăng trên National Interest.
TRUNG MẾN
Theo Bizlive.vn