Đợt phá giá đồng nhân dân tệ kỷ lục của Trung Quốc đã kéo gần như mọi loại tiền tệ ở châu Á đi xuống, cộng vào hóa đơn nợ nước ngoài của các doanh nghiệp khu vực hàng tỉ USD.
Quốc gia nào bị tổn thương nặng nhất khi Nhân dân tệ sụt giá?
- Cập nhật : 13/08/2015
(The gioi)
Không phải quốc gia nào khác mà chính là Brazil.
Nội dung nổi bật:
- Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Brazil khi chiếm tới 50% sản lượng xuất khẩu các mặt hàng chủ lực.
- Brazil đang phải đối mặt với nhiều bê bối kinh tế lớn, giá dầu mỏ giảm sàn trên thế giới khiến nền kinh tế quốc gia này bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Dù chính sách “bàn tay kéo” của vị bộ trưởng tài chính mới được bổ nhiệm cho thấy nhiều sự khởi sắc trong thị trường chứng khoán nhưng điều đó cũng không duy trì được lâu.
- Việc Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ sẽ làm tình hình kinh tế của Brazil thêm nghiêm trọng.
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Brazil, chiếm tới 50% sản lượng xuất quặng sắt, dầu mỏ, và các mặt hàng khác mà các quốc gia Nam Mỹ này bán ra toàn thế giới.
Việc giảm giá của đồng nhân dân tệ khiến các mặt hàng vốn đã có giá thấp kỉ lục này càng rớt giá thảm hại.
Hãy tưởng tượng:
Một nước có tỷ lệ lạm phát gần 10% được điều hành bởi ngài tổng thống chỉ đạt 7% tín nhiệm.
GDP năm 2015 của quốc gia này đặt chỉ tiêu đạt 2, 4%.
Đồng nội tệ của quốc gia này đã bị mất một phần tư giá trị kể từ đầu năm.
Có một vụ bê bối tham nhũng của chính phủ rúng động dư luận.
Quốc gia chúng ta đang nhắc tới chính là Brazil.
Chiến dịch “Operation Car Wash”
Mọi việc bắt nguồn từ mùa hè năm ngoái khi các chiến dịch bài trừ và chống tham nhũng trong tất cả các mặt của đời sống chính trị và kinh doanh của Brazil được khởi xướng. Petrobras, một trong những công ty dầu mỏ của nhà nước, đã từng là viên ngọc quý trong đế chế dầu mỏ của Brazil, là trung tâm của vụ bê bối lần này.
Đảng cầm quyền của Tổng thống Dilma Rousseff đã bị cáo buộc là đã sử dụng Petrobras và các khoản tiền mặt của công ty này như một nguồn “quỹ đen” cá nhân nhằm phục vụ cho việc đút lót và chi trả các món tiền sử dụng trong việc bầu cử. Rousseff đã đảm nhiệm chức vụ chủ tịch của công ty từ năm 2003 đến năm 2010. Mục tiêu của chiến dịch “Operation Car Wash” là nhằm phanh phui các vụ bê bối trong thời gian dài.
Mặc dù Rousseff vẫn chưa bị buộc tội nhưng những quan chức bên cạnh bà đã lần lượt bị bắt hoặc bị tịch thu tài sản. Chiến dịch đã tiết lộ ra các khoản lãng phí tới hàng tỉ đô la và sau đó giá cổ phiếu đã bị giảm một nửa.
Liệu “Bàn tay kéo” có giúp nền kinh tế phục hồi?
Rousseff đã tái đắc cử vào mùa thu năm ngoái.
Các nhà đầu tư có niềm tin vào bộ trưởng tài chính mới được bổ nhiệm, Joaquin Levy, người đã giành được biệt danh "bàn tay kéo" sau những nỗ lực cắt giảm ngân sách. Thị trường chứng khoán của Brazil bắt đầu khởi sắc trở lại.
Một vài nhà đầu tư tin rằng vụ bê bối của Petrobras đã được xử lý. Giá cổ phiếu của công ty này bắt đầu tăng lại vào đầu năm 2015.
Tuy nhiên thời kỳ tươi sáng này không kéo dài. Giá các loại hàng hóa bắt đầu lao dốc vào tháng 5, gây thiệt hại lớn cho các công ty như Petrobras, Vale và một số công ty sản xuất quặng sắt và các loại kim loại khác.
Sự mất giá của đồng nhân dân tệ chỉ làm “nỗi đau thêm dài”. Giá cổ phiếu của Petrobras đã giảm 3% vào thứ Ba, trong khi cổ phiếu Vale đã giảm 6%. Và mọi việc xảy ra đều có nguyên do.
Diễn biến của cổ phiếu Petrobas trong thời gian vừa qua. Cổ phiếu này vừa hồi phục đã nhanh chóng lao dốc trở lại vì những diễn biến tồi tệ của thị trường hàng hóa và giờ là vì đồng nhân dân tệ
Sơ đồ trên phản ánh hiện trạng của nền kinh tế Brazil, vụ bê bối của Petrobras khiến chứng khoán lao dốc, sau đó dần dần phục hồi dưới chính sách “bàn tay kéo” của bộ trưởng tài chính và lại tiếp tục giảm điểm khi giá cả các mặt hàng chủ lực sụt giảm nghiêm trọng.
Brazil đang cần sự giúp đỡ?
Brazil sẽ không thể thoát khỏi mớ lộn xộn này nếu không có sự trợ giúp của Trung Quốc. "Đóng góp của ngoại lực là động lực chính của sự phục hồi kinh tế trước đó. Sự tăng trưởng mạnh trong xuất khẩu đẩy sự phục hồi của bốn trong số năm lần suy thoái vừa qua", một báo cáo gần đây của Credit Suisse cho biết.
"Chúng tôi nhận định rằng xác suất của sự phục hồi đáng kể trong vài quý tới mà thiếu sự tác động của ngoại lực là khá thấp."
Sự giúp đỡ của Trung Quốc đã chiếm 50% các nguồn vốn ngoại lực bên ngoài nhưng thực tế thì khoản giúp đỡ này chưa hiệu quả ngay thời điểm hiện tại.
Nhu cầu hàng hóa của Trung Quốc đã chững lại. Do đó việc đồng nhân dân tệ mất giá là một động thái nguy hiểm. Nó thúc đẩy sự thoát vốn, làm cho khoản nợ của công ty đội lên về mặt giá trị, và khiến các đối tác thương mại của Trung Quốc rối loạn.
Trung Quốc sẽ không giảm giá đồng nội tệ của họ nếu tình thế không bắt buộc.
Nhưng thật không may, đó cũng chính là điều mà đối tác thương mại chính của Trung Quốc – Brazil cần trong lúc này.
Các đối tác thương mại chính của Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất, gồm: Brazil, Australia và Hàn Quốc