Hôm qua, Chính phủ Nga thông báo nền kinh tế nước này tiếp tục suy thoái nghiêm trọng trong quý 2-2015 do giá dầu thô sụt giảm và tác động của cấm vận phương Tây.
"Tam Hùng Trung Quốc" sẵn sàng chi đến 80 tỷ USD cho thâu tóm và sáp nhập trong năm 2016
- Cập nhật : 15/12/2015
(Kinh te)
Dù đang thống trị thị trường Internet Trung Quốc với vô số các dịch vụ khác nhau, nhưng bộ ba công ty này được dự báo sẽ chi cho hoạt động M&A mạnh tay hơn nữa, để đón đầu các xu thế thị trường mới.
Năm nay tại Trung Quốc là một năm ghi dấu ấn với núi tiền mặt kỷ lục được rót vào các thương vụ thâu tóm và sáp nhập ồn ào, các startup nhiều tiềm năng, nhưng chưa có lợi nhuận. Tuy nhiên, rất có thể sang năm sau, kỷ lục này có thể sẽ bị xô đổ khi ba công ty Internet lớn nhất Trung Quốc dự định tung ra lượng tiền mặt lớn chưa từng có cho việc sáp nhập và thâu tóm.
Theo các nhà phân tích của ngân hàng BNP Parisbas, Alibaba Group Holding, Tencent Holdings và công ty Baidu dự định sẽ chi khoảng 80 tỷ USD trong năm 2016 cho các thương vụ mới. Theo dữ liệu của Bloomberg, lượng tiền này dễ dàng vượt qua kỷ lục 30 tỷ USD trên thị trường M&A của Trung Quốc trong năm 2015, khi các công ty này nỗ lực đầu tư vào mảng dịch vụ online – to – offline như các dịch vụ giao nhận và cửa hàng bán lẻ nhằm thu hút thêm khách hàng mua sắm trực tuyến.
Theo dự báo, trong những năm tới, thị trường cho các dịch vụ như vậy có tiềm năng lên đến hơn 1000 tỷ USD, do vậy các công ty đều nhanh chóng có các bước đi chuẩn bị cho thị trường này. Hai công ty Alibaba và Tencent đã hợp tác với nhau trong thương vụ trị giá 15 tỷ USD đế sáp nhập trang web mua sắm theo nhóm Meituan.com và trang web chuyên tổng hợp đánh giá Dianping.com với nhau. Trước đó, hai công ty này cũng có động thái tương tự trong việc sáp nhập hai startup về dịch vụ gọi taxi để lập nên Didi Kuaidi, đối thủ chính của Uber tại Trung Quốc.
Những thị trường mới
Bộ ba công ty này (viết tắt là BAT : Baidu – Alibaba – Tencent) đang tìm kiếm các thị trường mới để vượt ra ngoài các ngành kinh doanh cốt lõi của họ như thương mại điện tử và quảng cáo. Nhà phân tích Vey-Sern Ling tại ngân hàng BNP Paribas tính toán rằng, với lượng tiền mặt hiện có, khả năng đi vay và dòng tiền mặt, một mình Alibaba có thể chi ra khoảng 38 tỷ USD cho các thương vụ trong năm tới. Với cách tính tương tự, BNP Paribas dự báo Tencent có thể chi ra khoảng 35 tỷ USD còn Baidu sẽ là khoảng 15 tỷ USD.
“Rất có khả năng sẽ diễn ra nhiều thương vụ” nhà phân tích Michelle Ma tại Bloomberg Intelligent cho biết. “Bộ ba BAT đang tìm cách củng cố lại mảng kinh doanh cốt lõi và tìm kiếm những người chơi nhỏ hơn đang chật vật sống sót trên thị trường.”
Alibaba, Tencent và Baidu đang nổi lên nhanh chóng như những người mua tiềm năng, khi nguồn tài chính từ các quỹ đầu tư ngày càng trở nên khó khăn và eo hẹp do sự tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế Trung Quốc. Rất nhiều công ty khởi nghiệp đang dần trở nên cháy túi khi thu hút khách hàng thông qua các ưu đãi lớn và đứng trước áp lực bị các nhà đầu tư rút vốn để cắt lỗ.
Trong khi Alibaba từ chối bình luận về những tính toán của BNP Paribas, Tencent cũng không trả lời email về vấn đề này. Còn Baidu chưa dành ra khoản ngân sách nào cho các thương vụ này, và theo như người phụ trách về quan hệ công chúng, Sharon Ng cho biết trong email của mình : “Chúng tôi cần phải thấy cơ sở hợp lý cho chiến lược này.”
Nặng về trợ cấp
Thị trường cho dịch vụ “O2O” (online to offline) của Trung Quốc đang trên đà phát triển mạnh, với hàng trăm các công ty nhỏ cung cấp mọi thứ hàng hóa, từ massage đến dịch vụ giao đồ ăn hay dịch vụ thuê người giúp việc. Trong cuộc chạy đua để tăng trưởng nhanh tập khách hàng của mình, phần lớn các công ty, bao gồm cả các công ty được Alibaba và Tencent hậu thuẫn, đã bỏ qua lợi nhuận và thoải mái mở hầu bao cho các khoản ưu đãi khách hàng và tiếp thị.
Trong một báo cáo vào tháng Mười Một, các nhà phân tích tại HSBC, đứng đầu là ông Chi Tsang đã dự báo quy mô toàn thị trường của dịch vụ O2O sẽ có thể lên đến 10 nghìn tỷ NDT tương đương khoảng 1600 tỷ USD.
Theo dữ liệu của Bloomberg, Tencent, nhà sáng lập của hai ứng dụng nhắn tin nhanh là WeChat và QQ, đang dẫn đầu với 37 vụ mua bán, sáp nhập của năm 2015 và tổng số tiền lên đến 16,3 tỷ USD. Alibaba đứng ở vị trí ngay sau, với tổng số tiền cho 27 thương vụ mua bán là 15 tỷ USD. Trong khi Baidu đứng dưới với chỉ 878 triệu USD cho 15 vụ sáp nhập.
“Các thương vụ hợp nhất đang nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ” nhà phân tích Vey-Sern Ling cho biết trong báo cáo của mình về công nghiệp Internet của Trung Quốc. “Các công ty sáp nhập thu lợi do giảm cạnh tranh, trong khi bộ ba BAT đạt được các mục tiêu chiến lược của họ và vẫn hưởng lợi do mở rộng hệ sinh thái cho mình.”