tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Kinh tế Trung Quốc giảm tốc - Các nhà xuất khẩu châu Á đối phó sao?

  • Cập nhật : 06/04/2016

(Tin kinh te)

Hãy cùng nhìn xem ảnh hưởng của Trung Quốc với các nhà xuất khẩu tại Đông Nam Á, Nhật Bản, Hàn Quốc và Hồng Kông & Đài Loan.  Ngày trước, khi Mỹ “hắt hơi” thì thế giới “cảm lạnh”. Ngày nay, khi Trung Quốc đối mặt với sự giảm tốc mạnh, các quốc gia trong khu vực phải nhanh chóng lên những biện pháp giảm thiểu tổn thất.

Đông Nam Á

cai kho lo cai khon?

Cái khó ló cái khôn?

Các nhà xuất khẩu hàng hóa lớn như Indonesia và Thái Lan đã bị ảnh hưởng nhiều bởi sự sụt giảm của giá khoáng sản, dầu dừa và cao su. Những mặt hàng này chiếm 60% kim ngạch xuất khẩu của Indonesia, 10% kim ngạch xuất khẩu của Thái Lan và là những mặt hàng chính được Trung Quốc nhập khẩu.

Indonesia và Thái Lan đang cố gắng chuyển đổi công năng của nguồn cung cấp dồi dào thông qua việc xây dựng cơ sở hạ tầng như đường bộ và đường sắt. Những thành công đã tới phần nào với 2 quốc gia này khi mua sắm nhà ở tại Indonesia đã tăng trưởng 4,9% trong quý IV/2015 và tính cả năm là 4,8%.

Nền kinh tế của Thái Lan vẫn tương đối khỏe mạnh và ghi nhận quý Iv/2015 là quý tăng trưởng mạnh nhất trong năm 2015. Điều này có được là bởi gói kích thích chi tiêu cơ sở hạ tầng quân sự của chính phủ và sự tăng trưởng của lượng khách du lịch, trong đó lượng khách Trung Quốc chiếm tỷ trọng lớn nhất.

Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu nội địa phi dầu mỏ của “Trung tâm vận chuyển” Singapore trong tháng 2 đã giảm 4,1% so với tháng 1. Tuy nhiên, con số này vẫn tăng trưởng 2,1% so với cùng kỳ năm 2015 và thấp hơn mức giảm 10,1% trong tháng 1.

Thống kê của chính phủ nước này cho biết mức độ sa thải nhân viên năm 2015 đã đạt mức cao nhất kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, nhấn mạnh những tác động bất lợi của giá dầu thấp tới quốc gia này.

Tuần trước, chính phủ Singapore đã công bố ngân sách cho năm tài chính 2016 là 53 tỷ USD, tăng 7,3% so với ngân sách năm trước nhờ có nhiều quỹ đứng ra hỗ trợ trực tiếp cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các biện pháp giảm thuế thu nhập.

Hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc đa phần là nông sản và nguyên liệu khoáng sản, tương tự với trường hợp của Thái Lan. Đây là một bất lợi lớn đối với hàng hóa của Việt Nam, nhất là mặt hàng nông sản bởi sẽ khó để chuyển dịch thị trường. Do đó sẽ tác động tiêu cực tới ngành nông nghiệp và thu nhập của nhà nông.
 

Hồng Kông và Đài Loan

Là một vùng lãnh thổ của Trung Quốc, Hồng Kông đã có tốc độ tăng trưởng vững chắc trong một vài thập kỷ qua. Nhưng trong bối cảnh xã hội có nhiều bất đồng, nền kinh tế này đang giảm tốc cùng với Trung Quốc.

Hồng Kông, nơi những vị khách đến du lịch và hưởng thụ những sản phẩm, dịch vụ đắt tiền, nay bị bóp nghẹt bởi sự cắt giảm chi tiêu của các nhà đầu tư Trung Quốc và chiến dịch chống tham nhũng của chính phủ Trung Quốc.

Theo số liệu được công bố vào tháng 2, GDP của Hồng Kông trong năm 2015 tăng trưởng 2,4% và chỉ số này được dự báo sẽ giảm còn 1-2% trong năm 2016.

Để thúc đẩy nền kinh tế, chính quyền Hồng Kông đã cắt giảm thuế cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như miễn các khoản phí cấp phép hoạt động cho các khách sạn bị ảnh hưởng bởi nền kinh tế giảm tốc.

ai cung muon nam the chu dong

Ai cũng muốn nắm thế chủ động

Đài Loan cũng là một lãnh thổ khác đang phải vật lộn với sự giảm tốc của Đại Lục. Trung Quốc chiếm 40% kim ngạch xuất khẩu của Đài Loan. Theo số liệu của Reuters, lượng đơn đặt hàng trong tháng 2 từ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã giảm 12,1% so với cùng kỳ năm trước.

Trong công cuộc đa dạng hóa nền kinh tế nhằm tránh lệ thuộc vào Trung Quốc, Đài Loan đang thúc đẩy việc gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) do Mỹ đứng đầu. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có cuộc đàm phán nào diễn ra giữa các bên.
 

Nhật Bản

Sự suy giảm nhu cầu sử dụng hàng Nhật Bản tại Trung Quốc không chỉ đẩy kinh tế Nhật Bản thu hẹp 1,1% trong quý IV/2015 mà còn khiến niềm tin vào chính sách Abenomics của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe bị sứt mẻ.

Sản lượng công nghiệp của Nhật Bản trong tháng 2 đã giảm 6,2% so với tháng 1 – mức giảm mạnh nhất kể từ trận động đất, sóng thần thảm họa năm 2011 – cho thấy hoạt động sản xuất giảm ở cả trong và ngoài nước.

Sau khi giảm 8% trong tháng 12/2015, kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản tiếp tục giảm trung bình 8.5%/tháng trong 2 tháng đầu năm 2016.

Một nhà kinh tế của IHS Global Insight cho rằng nhập khẩu vật liệu và hàng tiêu dùng yếu cho thấy sản xuất trì trệ và chi tiêu tiêu dùng tiếp tục giảm. Những điều này tiếp tục “nuôi” nguy cơ tăng trưởng GDP thực âm trong ngắn hạn.

Giám đốc điều hành Robert Alan Feldman của Morgan Stanley Nhật Bản cho biết rất nhiều nhà đầu tư đang lo ngại việc Abenomics đã bị mất đà. Bất chấp những động thái gần đây của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ), thị trường chứng khoán và ngoại hối vẫn chưa tìm được sự ổn định.

Hơn thế nữa, những yếu tố khác của Abenomics là chính sách tài chính và chính sách tăng trưởng có vẻ như đã biến mất khỏi các cuộc tranh luận chính sách.

cac nha kinh te cho rang lanh dao nhat ban dang ao tuong ve suc manh cua abenomics

Các nhà kinh tế cho rằng lãnh đạo Nhật Bản đang ảo tưởng về sức mạnh của Abenomics

Kết quả là việc BOJ hạ lãi suất xuống mức âm lần đầu tiên trong lịch sử vào tháng 1 đã làm chấn động các thị trường, dẫn tới các cuộc tranh luận dữ dội về vai trò của các ngân hàng trung ương trong việc kích thích kinh tế.

Trong cuộc phỏng vấn với CNBC, ông Randall Jones – quan chức cấp cao của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) – cho rằng Nhật Bản sử dụng hết các biện phát thúc đẩy tăng trưởng mà họ có. Giờ đã tới lúc nước này cần cải cách cơ cấu tổ chức.

Ông Jones cho rằng Nhật Bản đang có nhiều cơ hội để cải cách cấu trúc, điển hình như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Cùng với đó là nỗ lực về quản trị doanh nghiệp sẽ giúp kinh tế Nhật Bản đi đúng hướng nhưng sẽ cần nhiều thời gian để nhận lại kết quả.

Ngày 30/4, Thủ tướng Shinzo Abe cho biết chính phủ đang nhắm tới mục tiêu tăng gấp đôi du khách trong nước vào năm 2020 (tương đương 40 triệu lượt khách) và đẩy con số này lên 60 triệu lượt khách vào năm 2030 để thúc đẩy nền kinh tế.


Hàn Quốc

Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu của Hàn Quốc với tỷ trọng XNK lên tới 30%. Khi nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới giảm đơn đặt hàng trong thời gian gần đây bởi nền kinh tế giảm tốc, xuất khẩu của Hàn Quốc đã suy yếu liên tục trong 14 tháng qua.

Lĩnh vực xuất khẩu chiếm khoản 50% GDP của Hàn Quốc, do đó việc xuất khẩu yếu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế nước này.

Để cải thiện tình trạng yếu kém, một thỏa thuận thương mại tư do có hiệu lực vào tháng 12/2015 đã được ký giữa Hàn Quốc và Trung Quốc.

Bên cạnh đó, Hàn Quốc cũng đã tìm kiếm những đối tác kinh doanh khác. Mới đây, Hàn Quốc đã ký một thỏa thuận thương mại trị giá 5 tỷ Euro với Iran.

Trong bối cảnh xuất khẩu công nghiệp đang dần suy yếu, Hàn Quốc đang nhắm tới tầng lớp trung lưu ngày càng tăng của Trung Quốc bằng cách thúc đẩy nền công nghiệp hàng tiêu dùng, trong đó phân khúc chủ chốt là sản phầm làm đẹp và cho em bé, thông qua làn sóng âm nhạc Hallyu tại Trung Quốc.

lan song am nhac k-pop lieu co cuu duoc xuat khau han quoc?

Làn sóng âm nhạc K-Pop liệu có cứu được xuất khẩu Hàn Quốc?

Du lịch cũng đang đóng một vài trò quan trọng trong nền kinh tế Hàn Quốc. Ngay cả trong bối cảnh kinh tế yếu đi, lượng khách du lịch Trung Quốc sang Hàn Quốc trong tháng 2 đã tăng 5,7% so với cùng kỳ năm trước.

Trong một báo cáo của mình, HSBC dự báo rằng lượng khách Trung Quốc sang Hàn Quốc du lịch có thể tăng 25% trong năm nay khi Hàn Quốc mở những cửa hàng miễn thuế mới và miễn thị thực cho khách du lịch Trung Quốc tới khu nghỉ dưỡng đảo Jeju


Thạch Thảo
Theo CNBC/NDH

Trở về

Bài cùng chuyên mục