Sau khi chiến tranh thế giới kết thúc, nhiều quốc gia như Beirut, Bahamas, Uruguay, Lichtenstein và Panama đã học tập theo Thụy Sĩ để trở thành thiên đường thuế cho giới nhà giàu.
Hồ sơ Panama: Thực sự thì ai được lợi?
- Cập nhật : 07/04/2016
(Tin kinh te)
Theo trang FCPA chuyên đưa tin về "tội ác cổ cồn trắng", có không ít nhóm có lợi ích từ vụ rò rỉ Hồ sơ Panama.
Trong vụ rò rỉ Hồ sơ Panama đang gây rúng động, hơn 10 triệu trang tài liệu ghi chép hoạt động của hãng luật Mossack Fonseca đã bị phơi bày cùng hơn 200.000 công ty ẩn danh ở nước ngoài do công ty này tư vấn thành lập. Ảnh: Vice
Sở hữu công ty ẩn danh không phải là hành vi trái pháp luật. Walt Disney từng mua bất động sản gần Orlando để xây Disney World bằng công ty ẩn danh.
Tuy nhiên dùng công ty vỏ bọc để biển thủ tài sản quốc gia, giấu tiền và của cải khỏi sự nhòm ngó của giới chức và bạn đời, né thuế, rửa tiền, là tội ác.
Trong vụ rò rỉ Hồ sơ Panama đang gây rúng động, hơn 10 triệu trang tài liệu ghi chép hoạt động của hãng luật Mossack Fonseca đã bị phơi bày cùng hơn 200.000 công ty ẩn danh ở nước ngoài do công ty này tư vấn thành lập.
Người phát tán tài liệu không đòi tiền, chỉ muốn được bảo vệ danh tính.
Những bên thiệt hại từ vụ rò rỉ thông tin này đã rõ. Nhưng câu hỏi đặt ra là ai được lợi?
1. Chính trị gia đối lập
Khi Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko lên nhận nhiệm sở vào năm 2014, ông cam kết bán đi mảng kinh doanh bánh kẹo cá nhân để ngăn ngừa mâu thuẫn về lợi ích.
Tuy nhiên Hồ sơ Panama cho thấy thay vì bán tài sản, Poroshenko đã thành lập công ty ẩn danh tại Quần đảo British Virgin (BVI) để quản lý. Mánh lới này giúp ông trốn hàng triệu USD tiền thuế tại Ukraine.
Giới chức Ukraine đang chuẩn bị tiến hành điều tra, trong khi phe đối lập kêu gọi bãi nhiệm đương kim Tổng thống.
Tại Iceland, Thủ tướng Iceland Sigmundur David Gunnlaugsson đã xin từ chức. Ông đối mặt với áp lực sau khi các tài liệu rò rỉ cho thấy ông có liên hệ với một công ty nước ngoài.
Theo tài liệu, ông Gunnlaugsson, 41 tuổi, và vợ, Anna Sigurlaug Palsdottir, sở hữu một công ty nước ngoài ở BVI và đã chuyển hàng triệu USD vào đây.
2. Người biểu tình
Thông tin Thủ tướng trốn thuế đã làm bùng lên nhiều cuộc biểu tình lớn ở thủ đô Reykjavik của Iceland. Hơn 10.000 người yêu cầu cách chức ông Gunnlaugsson, và họ đã đạt được mục đích.
Liệu các cuộc biểu tình tương tự có nổ ra ở Trung Quốc, Nga, Argentina… cùng nhiều quốc gia khác có quan chức bị bêu tên trong Hồ sơ Panama?
3. Chủ nợ bị qua mặt
Khi các công ty và cá nhân, thậm chí một quốc gia, nợ nần vượt quá khả năng chi trả, họ sẽ tuyên bố phá sản hoặc đàm phán với chủ nợ.
Để làm được điều này, họ phải giải trình toàn bộ tài sản. Có khách hàng nào của Mossack Fonseca dùng công ty ẩn danh để giấu tài sản khỏi chủ nợ và quan tòa không?
Ông Stavros Papastavrou – một chính trị gia Hy Lạp đóng vai trò cố vấn cho cựu Thủ tướng Antonis Samaras – có tên trong hồ sơ. Papastavrou từng là trưởng nhóm đàm phán nợ của Hy Lạp trước Liên minh châu Âu, Quỹ tiền tệ quốc tế và Ngân hàng Trung ương châu Âu.
Hồ sơ cho thấy ông có ghế trong hai quỹ đầu tư ở Panama và là Phó Chủ tịch của một quỹ khác. Ông đã phủ nhận việc hưởng bất cứ lợi ích nào từ công ty ẩn danh.
4. Cơ quan thuế
Giới chức Úc đang điều tra 800 cá nhân có tên trong Hồ sơ Panama. Những người này bị nghi ngờ sử dụng công ty ẩn danh để trốn thuế.
Tại Canada, người đứng đầu Văn phòng Tổng cục thuế Canada Diane Lebouthillier đã yêu cầu tất cả các nhân viên thuế vụ phải tập hợp những giấy tờ liên quan để rà soát từng trường hợp đóng thuế, đồng thời tiếp cận các thông tin trong “Hồ sơ Panama” để đối chiếu với cơ sở dữ liệu mà cơ quan này đang lưu trữ.
Có tới 350 cá nhân và tổ chức của nước này bị nêu tên trong danh sách, trong đó đáng chú ý có Ngân hàng Hoàng gia Canada – thể chế tài chính cho vay lớn nhất nước và cũng là một trong 5 ngân hàng lớn nhất Canada.
Chính phủ một số nước khác cũng đang rục rịch rà soát việc thu thuế theo những thông tin từ hồ sơ. Trong đó có Pháp, New Zealand, Áo, Thụy Điển và Hà Lan.
5. Bạn làm ăn cũ và bạn đời đã li dị
Với hàng trăm người bị liên đới, chắc chắn không ít trong số đó từng ly dị hoặc có tranh chấp về tài sản với đối tác kinh doanh. Việc họ dùng công ty ẩn danh che giấu của nải có thể là tình tiết mới trong các vụ tranh chấp nói trên.
6. Tổ chức và nhà hoạt động chống trốn thuế
Những tổ chức và cá nhân hoạt động với mục đích phản đối nạn trốn thuế thường gặp khó khăn trong việc tìm bằng chứng. Hồ sơ Panama là một bộ tài liệu quý giá hiếm thấy, cả về quy mô lẫn chất lượng.
Giữa năm 2015, 107 tổ chức đa quốc gia đã kêu gọi Ngân hàng Thế giới ngừng chi tiêu công thông qua công ty ẩn danh. Trong số đó có Tổ chức minh bạch toàn cầu - Mỹ, Global Witness, Open Contracting Partnership, Oxfam, và Save the Children.
THẢO MAI
Theo Bizlive