Tham gia Hiệp định TPP sẽ giúp các doanh nhân trong nước mở rộng khả năng tiếp cận và đầu tư ra các thị trường mới.
IMF: Tăng trưởng của các nước xuất khẩu dầu sẽ trì trệ nhiều năm do dầu mất giá
- Cập nhật : 16/11/2015
(Kinh te)
Cùng với đà tăng trưởng trì trệ, các quốc gia xuất khẩu dầu thô sẽ bị thâm hụt ngân sách lớn do đà lao dốc của giá dầu thô trên toàn cầu, IMF cảnh báo.
Kết quả này được IMF công bố kèm theo một nghiên cứu riêng về tình hình suy yếu trên thị trường tiền tệ. Theo đó, tiền tệ suy yếu là động lực lớn thúc đẩy xuất khẩu; vì vậy khi các nước đua nhau làm suy yếu nội tệ để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, cuộc chiến tiền tệ trên thế giới lại càng căng thẳng.
IMF cho biết, một đồng tiền cứ giảm 10% thì sẽ giúp xuất khẩu ròng tăng thêm tương đương 1,5% GDP và tác động rõ rệt nhất trong năm đầu tiên.
Điều này trái ngược với kết quả nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới cho rằng, tiền tệ suy yếu chỉ tác động nhất rỏ lên xuất khẩu trong giai đoạn đầu của cuộc khủng hoảng tài chính. Nguyên nhân do các hàng hóa hiện đều được sản xuất tại nhiều quốc gia khác nhau.
Theo IMF, giá các hợp đồng hàng hóa có kỳ hạn có thể sẽ tiếp tục giảm trong vòng 5 năm tới. Kết quả là, tăng trưởng hàng năm của các nước xuất khẩu ròng dầu thô sẽ giảm thêm 1 điểm % trong giai đoạn 2015 - 2017.
Đối với những nước xuất khẩu năng lượng, tăng trưởng kinh tế được dự báo sẽ mất thêm 2,25 điểm % trong cùng kỳ, IMF viết trong báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu.
Oya Celasun - Phó phòng nghiên cứu của IMF nhận định rằng, giá dầu càng giảm mạnh thì tốc độ tăng trưởng của các nước xuất khẩu năng lượng càng trì trệ trong dài và trung hạn.
Tuy nhiên theo IMF, các quốc ia bắt đầu thích nghi và có thể trụ vững hơn trước các cú sốc giá cả nhờ sự cân bằng trong tài khoản vãng lai và tỷ giá ngoại hối linh hoạt hơn.
Dẫu vậy, tỷ giá ngoại hối linh hoạt sẽ không tạo ra nhiều cơ hội để các chính phủ hạ lãi suất nhằm thúc đẩy kinh tế mà không khiến lạm phát bùng nổ.
Đà lao dốc liên tục của giá dầu thô buộc nhiều quốc gia, như Saudi Arabia, phải rút về tới 70 tỷ USD từ các quỹ đầu tư toàn cầu, để bù đắp phần ngân sách thâm hụt.
IMF kêu gọi các nước xuất khẩu năng lượng thực hiện các biện pháp cải cách cơ cấu để đối phó với những cú sốc trong tương lai; đồng thời xây dựng lớp đệm tài chính trong suốt thời kỳ tăng trưởng nhằm giảm thiểu thiệt hại khi giá dầu tiếp tục giảm.