Bối cảnh khu vực sẽ "rất khác biệt" vào năm 2030.Đã qua rồi cái thời mà các thành phố lớn như Manila, Bangkok và Jakarta dẫn đầu nhu cầu tiêu dùng nhanh nhất trong khu vực Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN.
Hơn 68.000 công nhân Trung Quốc chết mỗi năm
- Cập nhật : 03/09/2015
(Tin kinh te)
Hàng loạt vụ nổ nhà máy ở Trung Quốc thời gian qua cho thấy rõ tình trạng an toàn công nghiệp yếu kém tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, nơi hàng chục nghìn công nhân chết mỗi năm.
Theo Tân Hoa xã, trong vụ nổ nhà máy hóa chất ở thành phố Đông Doanh, tỉnh Sơn Đông, đã có năm người thiệt mạng. Vụ nổ nhà máy ở Lũng Nam, Cam Túc cũng gây hoang mang dư luận, đặc biệt khi khu công nghiệp thành phố Thiên Tân còn đang hoang tàn vì vụ nổ kho hóa chất khiến 158 người chết.
Tuy nhiên đó chỉ là phần nổi của tảng băng. Thống kê của Chính phủ Trung Quốc cho biết trong năm 2014, có tới 68.061 công nhân nước này thiệt mạng tại nơi làm việc do các tai nạn lao động. Con số này tương đương 186 công nhân chết mỗi ngày, dù có giảm 2% so với năm 2013.
Quá khủng khiếp
Để so sánh, số lao động thiệt mạng tại nơi làm việc ở Mỹ năm 2013 chỉ là 4.585 người, tương đương chưa đầy 13 người chết/ngày. “Hơn 60.000 công nhân thiệt mạng mỗi năm là quá khủng khiếp, kể cả với một quốc gia lớn như Trung Quốc” - báo Wall Street Journal dẫn lời ông Geoffrey Crothall, người phát ngôn Tổ chức bảo vệ quyền lợi công nhân China Labour Bulletin ở Hong Kong.
Trong ba năm gần đây, ở Trung Quốc liên tiếp xảy ra các vụ nổ nhà máy. Tháng 8-2014 có ít nhất 75 người chết khi một nhà máy chế tạo phụ tùng xe hơi ở thành phố Côn Sơn do hệ thống thông hơi có vấn đề. Năm 2013, một hệ thống đường ống dẫn dầu nổ ở thành phố Thanh Đảo khiến 62 người chết.
Cũng trong năm 2013, hỏa hoạn tại một nhà máy chế biến gia cầm tại thành phố Đức Huệ do khí amoniac bị rò rỉ đã cướp đi sinh mạng của 119 người. Theo China Labour Bulletin, tính từ tháng 12-2014 đến nay đã xảy ra 39 vụ nổ ở các hầm mỏ, nhà máy và công trường xây dựng Trung Quốc.
Năm ngoái, chính quyền Trung Quốc sửa đổi luật an toàn lao động, tăng mức phạt đối với các công ty vi phạm nhưng hiệu quả của các biện pháp răn đe vẫn còn rất hạn chế. Trước đó mức phạt hành chính vẫn là rất thấp. Ví dụ, một công ty hoàn toàn không đào tạo an toàn cho công nhân chỉ bị phạt vỏn vẹn 20.000 NDT (3.136 USD).
Có quan hệ là đủ
Trong nhiều trường hợp, các công ty vi phạm luật an toàn lao động đều có quan hệ thân cận với quan chức cấp cao, được “bảo kê”. Ví dụ như Công ty hậu cần Thụy Hải, chủ nhà kho hóa chất nổ ở Thiên Tân, có mối quan hệ chính trị tốt, giúp công ty này dễ dàng vượt qua các cuộc kiểm tra an toàn.
Nghiên cứu của ĐH Nam California đối với các công ty niêm yết Trung Quốc làm việc trong một số ngành công nghiệp độc hại cho thấy ở các công ty có quan hệ tốt, tỉ lệ tử vong của công nhân tại nơi làm việc từ năm 2008-2013 cao gấp 2-3 lần so với trung bình. Các công ty “có quan hệ tốt” là doanh nghiệp có ít nhất một lãnh đạo từng làm quan chức cấp cao trong chính phủ.
“Nếu có quan hệ tốt thì công ty sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí - giáo sư Yongxiang Wang, đồng tác giả nghiên cứu, cho biết - Khi có quan hệ, công ty không cần đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn lao động và dễ dàng vượt qua các đợt kiểm tra”.
Theo Tân Hoa xã, trong năm 2014 chính quyền Trung Quốc xét xử 1.613 người vi phạm các quy định an toàn lao động, trong đó 509 người đối mặt với án hình sự.