Khi vào Việt Nam, Idemitsu Kosan và đối tác sẽ khởi động bằng việc cung ứng dầu nhớt tại miền Trung, phân phối nhiên liệu này cho các hãng xe Nhật Bản tại thị trường Việt Nam.
Những tác động bất lợi đến kinh tế Việt Nam dưới góc nhìn của World Bank
- Cập nhật : 20/07/2016
Giám đốc World Bank Việt Nam, ông Achim Fork khẳng định thời gian tới kinh tế Việt Nam sẽ chịu nhiều tác động bất lợi từ những biến động của kinh tế toàn cầu.
Tác động bất lợi đó là gì?
Giám đốc World Bank Việt Nam phân tích do dựa nhiều vào thương mại nên nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng mạnh khi cầu bên ngoài sụt giảm, nhất là tại thị trường Mỹ và EU.
EU và Mỹ là hai thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam. Việt Nam là nước nhập khẩu ròng các sản pẩm dầu mỏ, Việt Nam dự kiến sẽ hưởng lợi từ giá dầu thấp, tuy nhiêu giá dầu ở mức thấp lại tăng các áp lực tài khóa hiện hữu của Việt Nam do nguồn thu ngân sách bị ảnh hưởng.
World Bank nhận định tuy rủi ro về án cân thanh toán được hạn chế bớt bởi nguồn vốn FDI, rủi ro trước biến động luồng vốn chỉ ở mức hạn chế và chính phủ mới thực hiện một số nước nhằm tăng cường mức độ linh hoạt tỷ giá nhưng mức độ biến động trên thị trường tài chính tăng đã làm tăng thêm rủi ro trong bối cảnh thanh toán của Việt Nam suy yếu và dự trữ ngoại tệ còn thấp.
Ngoài ra, lãi suất chính sách tại Mỹ dự kiến sẽ điều chỉnh từ đó sẽ làm tăng mức chênh lệch lãi suất trái phiếu quốc gia trên thị trường vốn quốc tế. Đây cũng có thể là một yếu tố bất lợi đối với Việt Nam do Việt Nam vẫn cần nhiều vốn cho đầu tư mà một phần vốn theo dự kiến sẽ phải huy động thông qua phát hành trái phiếu quốc tế.
Tác động của Brexit tới Việt Nam
Ngày 23/6 cử tri Anh đã bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý về việc rời khỏi EU và phe rời liên minh đã giành thắng lợi sít sao. World Bank cho rằng về ngắn hạn Brexit sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng bất ổn của thị trường tài chính toàn cầu, mặc dù các thị trường tài chính chủ chốt có xu hướng ổn định trở lại.
Về dài hạn, diễn biến này có thể làm suy yếu triển vọng tăng trưởng kinh tế của Vương quốc Anh và EU, từ đó có dự kiện sẽ tác động đáng kể tới tăng trưởng kinh tế, thương mại và đầu tư toàn cầu.
“Việt Nam có thể chịu tác động từ Brexit thông qua các kênh như tài chính, thương mại và đầu tư, tuy nhiên đánh giá sơ bộ thì những tác động này ở mức tương đối nhỏ”, World Bank nhận định.
Thị trường tài chính
Thị trường tài chính phản ứng tức thì của Việt Nam khá tương đồng với thị trường toàn cầu. Thị trường chứng khoán TP.HCM mất 1.8% điểm vào 24/6 nhưng đã bật trở lại tăng liên tục trong các phiên giao dịch sau đó và chỉ số VN Index đã vượt qua mốc mất điểm ngày 24/6 khá xa.
Tiền đồng bị mất giá 0.13% ngay sau kết quả bỏ phiếu Brexit nhưng cũng đã trở lại mức ổn định.
Môi trường tài chính bất ổn toàn cầu và sự mất giá liên tục của đồng đô la có thể khơi mào hiện tượng rút vốn từ đó tạo áp lực lên tỷ giá và lãi suất, World Bank nhận định.
Tuy nhiên so với các nền kinh tế có liên thông tài chính sâu thì Việt Nam sự kiến sẽ chịu ít rủi ro hơn bởi lẽ quy mô thị trường và mức độ liên thông của Việt Nam với các thị trường tài chính bên ngoài bao gồm cả chu chuyển tín dụng quốc tế còn ở mức hạn chế.
Một phần lớn nợ nước ngoài của Việt Nam là bằng đồng đô la Mỹ và Yên Nhật Bản nên khi các đồng tiền này tăng giá sẽ tạo thêm áp lực cho tổng nợ công mặc dù áp lực thanh khoản và trả nợ nước ngoài của Việt Nam là không lớn vì phần nhiều nợ nước ngoài của Việt Nam là dài hạn và ưu đãi.
Thương mại
Brexit có thể làm xấu thêm triển vọng tăng trưởng của EU từ đó sẽ làm giảm nhu cầu nhập khẩu của EU từ bên ngoài, trong đó có Việt Nam. Hiện tại Eu là thị trường quan trọng và lớn thứ hai, chiếm khoảng 19.5% tổng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, trong đó Vương quốc Anh chiếm 3%.
Xuất khẩu của Việt Nam sang EU chủ yếu là hàng tiêu dùng như quần áo, giầy dép, điện thoại, máy tính và một số hàng thực phẩm như thủy sản. Các mặt hàng này chiếm 70% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU. Trong các năm qua xuất khẩu vào EU của Việt Nam khá ổn định và không bị ảnh hưởng vào diễn biến cũng như triển vọng tăng trưởng của khu vực, điều này ngầm định rằng tăng trưởng chậm lại của EU có thể tác động không quá lớn đến xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Tác động của Brexit tới FDI vào Việt Nam cũng được dự báo ở mức thấp. Tính đến cuối năm 2015, FDI của các nước EU vào Việt Nam vào khoảng 25 tỷ USD tương đương 8% tổng vốn FDI còn hiệu lực tại Việt Nam. Đây là con số tương đối nhỏ so với các quôc gia hàng đầu trong đầu tư trực tiếp vào Việt Nam như Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore.
FDI của Anh chỉ chiếm 2% tổng vốn FDI tại Việt Nam.
World Bank nhận định tuy tác động trực tiếp được đánh giá ở mức thấp, rủi ro gia tăng của môi trường kinh tế toàn cầu vẫn đòi hỏi Việt Nam phải chú trọng củng cố ổn định các cân đối vĩ mô nhằm nâng cao sức đề kháng của kinh tế Việt Nam trước các biến động bất lợi từ bên ngoài.
“Duy trì tỷ giá linh hoạt, dần tăng dự trự ngoại hối và tiếp tục củng cố tài khóa nhằm ổn định nợ công và tạo dựng lại các khoảng đệm tài khóa” là lời khuyên của World Bank đối với kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.
Hải Minh
(Theo Người Đồng Hành)