Với một nền kinh tế lớn, ngày càng có ảnh hưởng toàn cầu như Trung Quốc, việc theo dõi số liệu rất quan trọng, nhưng quan trọng hơn là theo dõi khuynh hướng phát triển của nền kinh tế này, mà điều đó thì phụ thuộc vào khuynh hướng điều hành của thế hệ lãnh đạo.
4 quốc gia này có gì mà được coi là siêu hình mẫu khiến tất cả các nước trên thế giới muốn học tập?
- Cập nhật : 30/03/2017
Các nước Bắc Âu luôn đứng đầu tất cả các danh sách thống kê, từ mức độ cạnh tranh của nền kinh tế đến mức độ hạnh phúc hay sức khỏe. Họ đã tránh được cả sự cứng nhắc của các nền kinh tế Nam Âu lẫn tình trạng chênh lệch giàu nghèo mà Mỹ mắc phải.
Những quốc gia nhỏ bé thường đi tiên phong về cải cách. Cuối những năm 1980, người Anh dẫn đầu nhờ “chủ nghĩa Thatcher” và phong trào tư nhân hóa. Đảo quốc Singapore lâu nay vẫn là hình mẫu cho nhiều nhà cải cách. Và giờ đây, các quốc gia Bắc Âu sẽ đảm nhận vai trò này.
Thụy Điển , Đan Mạch, Na Uy và Phần Lan, 4 quốc gia Bắc Âu này đều đang làm khá tốt. Nếu được lựa chọn nơi sinh ra, chắc hẳn nhiều người sẽ muốn là một người Viking. Các nước Bắc Âu luôn đứng đầu tất cả các danh sách thống kê, từ mức độ cạnh tranh của nền kinh tế đến mức độ hạnh phúc hay sức khỏe. Họ đã tránh được cả sự cứng nhắc của các nền kinh tế Nam Âu lẫn tình trạng chênh lệch giàu nghèo mà Mỹ mắc phải.
Trong công thức thành công của các nước Bắc Âu có một chút may mắn về thời điểm: họ đã khéo léo thoát được khủng hoảng nợ trong những năm 1990. Tuy nhiên, có một lý do khác thú vị hơn. Và, đối với các chính trị gia trên khắp thế giới (đặc biệt là những nước phương Tây nặng nợ), các nước Bắc Âu đem đến nhiều bài học hữu ích cho quá trình cải cách khu vực công.
Từ "Pippi tất dài" đến hệ thống trường tư
Trong những năm 1970 và 1980, cũng giống như các nước khác, Bắc Âu dựa vào nguồn thu thuế để chi tiêu. Năm 1993, chi tiêu công của Thụy Điển lên tới 67% GDP. Astrid Lindgren, tác giả của bộ truyện Pippi tất dài, phải chịu mức thuế thu nhập hơn 100%. Rõ ràng mô hình này không hiệu quả: từ vị trí giàu thứ 4 thế giới năm 1970, đến năm 1993 Thụy Điển tụt xuống vị trí số 14.
Kể từ đó đến nay, Bắc Âu đã thay đổi. Tỷ trọng chi tiêu công trong GDP Thụy Điển đã giảm khoảng 18%, xuống mức thấp hơn Pháp và sẽ sớm thấp hơn Anh. Thuế thu nhập doanh nghiệp ở mức 22%, thấp hơn nhiều so với Mỹ. Các nước Bắc Âu tập trung cân đối ngân sách bằng cách cải cách hệ thống lương hưu. Trong khi Mỹ thâm hụt ngân sách 7%, Thụy Điển chỉ thâm hụt 0,3% GDP.
Người Bắc Âu khá thực dụng. Miễn là hệ thống dịch vụ công cộng hoạt động tốt, họ không quan tâm ai là người cung cấp chúng. Đan Mạch và Na Uy cho phép các công ty tư nhân điều hành hệ thống bệnh viện công. Thụy Điển có hệ thống giáo dục độc nhất vô nhị trong đó các trường tư kinh doanh vì lợi nhuận cạnh tranh sòng phẳng với trường công.
Các chính trị gia phương Tây muốn phát triển công nghệ và tăng tính minh bạch. Bắc Âu cũng vậy. Tất cả các trường học và bệnh viện bất kể công hay tư đều được đánh giá. Thụy Điển cho phép mọi công dân tiếp cận với các con số thống kê chính thức. Các chính trị gia sẽ mắc phải bê bối lớn nếu như bị phát hiện không đi xe đạp mà dùng xe limousine. Quê hương của Skype và Spotify cũng tiên phong trong lĩnh vực chính phủ điện tử: người dân có thể nộp thuế chỉ bằng 1 tin nhắn SMS.
Người Bắc Âu chứng minh rằng hoàn toàn có thể kết hợp chủ nghĩa tư bản với nhà nước lớn. 30% lao động làm trong khu vực công (so với mức trung bình 15% của các nước thuộc nhóm OECD). Họ là những người ủng hộ thị trường tự do sẽ không nhúng tay giải cứu các công ty mang tính biểu tượng. Thụy Điển đã để Saab phá sản và Volvo thì đã bán mình cho 1 công ty Trung Quốc.
Thứ mà người Bắc Âu coi trọng là những giá trị dài hạn.Na Uy có quỹ đầu tư quốc gia 600 tỷ USD luôn cố gắng tìm kiếm những khoản đầu tư sinh lợi. Đan Mạch có hệ thống cho phép các chủ sử dụng lao động sa thải nhân viên dễ dàng hơn nhưng bên cạnh đó những người thất nghiệp được hỗ trợ rất tốt. Ở Phần Lan thì có hệ thống quỹ đầu tư mạo hiểm hoạt động hiệu quả.
Không có gì là hoàn hảo
Tuy nhiên, mô hình các nước Bắc Âu không thực sự hoàn hảo. Mức thuế chưa đủ hấp dẫn để giữ chân các doanh nhân trẻ. Ở London tràn ngập những người Thụy Điển trẻ tuổi tài năng. Ở Bắc Âu cũng có quá nhiều người (đặc biệt là người nhập cư) lười biếng sống dựa vào trợ cấp. Những áp lực đã buộc các nước phải cắt giảm chi tiêu (ví dụ như môi trường cạnh tranh toàn cầu ngày càng khốc liệt) sẽ ngày càng lớn và đòi hỏi sự thay đổi.
Dẫu vậy, ở thời điểm hiện tại, đây vẫn là mô hình mà các nước phải học tập. Khi Thủ tướng Đức Angela Merkel vạch ra sự thật rằng EU chiếm 7% dân số thế giới nhưng số tiền chi cho phúc lợi xã hội chiếm một nửa, bà nên nhìn sang các nước Bắc Âu. Na Uy vẫn là hình mẫu về an sinh xã hội mà Trung Quốc muốn noi theo.
Bài học lớn nhất, hữu ích nhất từ các nước Bắc Âu không phải về tư tưởng mà là về thực tiễn. Họ xây dựng Chính phủ lớn nhưng đó là Chính phủ làm việc hiệu quả. Người Thụy Điển nhiệt tình nộp thuế hơn người Mỹ bởi đổi lại họ sẽ được nhận dịch vụ giáo dục và y tế miễn phí.Các nước Bắc Âu đã chứng minh rằng bạn có thể kết hợp giữa cơ chế thị trường với an sinh xã hội để đạt hiệu quả cao nhất. Bạn có thể đặt nền móng vững chắc cho các chương trình an sinh xã hội để người gia không rơi vào cảnh “ăn bám” con cháu. Bí quyết là các nước phải sẵn sàng loại bỏ tham nhũng và lợi ích nhóm, cũng như sẵn sàng bỏ qua những tư tưởng bảo thủ. Dù vẫn có khiếm khuyết, trong nhiều năm nữa Bắc Âu vẫn là mô hình mà thế giới ca ngợi và học theo.
Theo Thu Hương
Trí thức trẻ