Các ngân hàng ASEAN đang trong "giai đoạn chuyển tiếp" và phải cung cấp các dịch vụ tốt hơn cho một thế hệ mới với sức tiêu thụ cao hơn

Nhiều chuyên gia cho rằng việc Ngân hàng Nhà nước công bố giảm 0,25%/năm đối với các lãi suất điều hành chủ chốt là động thái nhằm tạo điều kiện cho các ngân hàng giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ doanh nghiệp.
Nhiều chuyên gia kỳ vọng lãi suất cho vay giảm sẽ hỗ trợ cho sản xuất kinh doanh thêm khởi sắc. Trong ảnh: sản xuất đồ chơi tại Công ty Nhựa Chợ Lớn - Ảnh: T.V.N.
Theo các chuyên gia, cùng với việc giảm lãi suất áp dụng từ ngày 10-7 tới, Ngân hàng NN cần áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp hỗ trợ khác.
* PGS.TS Trần Hoàng Ngân: Chưa tác động ngay đến lãi suất
Với lạm phát ở mức thấp (tháng 6 chỉ ở mức 2,54%), tỉ giá ổn định và tăng trưởng kinh tế khả quan..., chúng ta có đủ các yếu tố để kéo giảm lãi suất và việc Ngân hàng NN giảm lãi suất điều hành 0,25%/năm là bước đi thận trọng hợp lý, nhất là trong bối cảnh Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) có khả năng tăng thêm lãi suất USD vào cuối năm nay.
Động thái này sẽ giúp các ngân hàng giảm chi phí đầu vào, nhất là việc giảm lãi suất tái chiết khấu sẽ giúp các ngân hàng đem trái phiếu đặc biệt đi vay tái cấp vốn có lãi suất mềm hơn. Nhưng cần độ trễ, chứ chưa tác động ngay đến lãi suất cho vay với các lĩnh vực thông thường.
Sau khi Ngân hàng NN giảm hàng loạt lãi suất điều hành, đã có ý kiến cho rằng trong tình hình thanh khoản các ngân hàng đang tốt như hiện nay nên tranh thủ bỏ trần lãi suất huy động ngắn hạn. Tuy nhiên theo tôi, vẫn nên giữ mức trần này như một biện pháp hành chính để theo dõi cũng như giữ lãi suất đầu vào ở mức hợp lý.
Bởi nếu ngân hàng nào gặp khó khăn về thanh khoản, nhiều biến tướng về lãi suất sẽ xảy ra như trước đây, dẫn đến hiện tượng chạy đua lãi suất huy động làm ảnh hưởng đến mục tiêu giảm lãi suất cho vay.
* Chuyên gia Bùi Quang Tín: Các ngân hàng có điều kiện giảm lãi suất cho vay
Động thái này cho thấy Ngân hàng NN đã bắt đầu hành động nhằm định hướng thị trường, thay vì chỉ kêu gọi các ngân hàng tiết giảm chi phí để giảm lãi suất như cách làm lâu nay. Bởi việc lãi suất trên thị trường liên ngân hàng giảm sẽ gián tiếp tác động đến lãi suất huy động vốn trong dân cư, tạo cơ sở cho việc giảm lãi suất huy động và cho vay thời gian tới.
Tuy nhiên, mức giảm bao nhiêu và có tương ứng với mức giảm của lãi suất điều hành hay không còn phụ thuộc thêm nhiều yếu tố khác cũng như điều kiện của từng tổ chức tín dụng.
* TS Cấn Văn Lực: Khó giảm lãi suất cho vay nếu thiếu giải pháp hỗ trợ
Động thái này của Ngân hàng NN không ngoài mục tiêu giảm chi phí cho các tổ chức tín dụng, qua đó góp phần giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp. Bởi các tổ chức tín dụng sẽ tiếp cận được vốn rẻ hơn từ nguồn cho vay tái cấp vốn của Ngân hàng NN, có điều kiện để giảm lãi suất cho vay, đặc biệt là với một số lĩnh vực ưu tiên.
Trong khi đó, nếu lãi suất cho vay thông thường giảm, Ngân hàng NN sẽ phải thực hiện một số giải pháp nữa. Thứ nhất, phải kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng ở mức phù hợp, không quá nóng, tránh tăng cung tiền, gây áp lực lên lạm phát và tạo áp lực lên tỉ giá.
Thứ hai, cần xem xét nâng trần lãi suất huy động đối với USD lên 0,25%/năm thay vì 0%/ năm như hiện nay để giúp các tổ chức tín dụng huy động thêm nguồn ngoại tệ trong dân. Tất nhiên, chúng ta huy động nguồn ngoại tệ để đưa vào phục vụ sản xuất kinh doanh chứ không phải khuyến khích chi tiêu, cất giữ USD.
Ngoài ra, cần cân nhắc việc điều chỉnh quy định về tỉ lệ vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung - dài hạn. Từ ngày 1-1-2018, tỉ lệ này giảm từ 50% còn 40%, buộc các ngân hàng phải tăng lãi suất đầu vào kỳ hạn dài, gây khó khăn cho việc giảm lãi suất cho vay.
Nếu vẫn giữ mức giảm này, theo tôi, Ngân hàng NN có thể lùi thời gian thực hiện đến ngày 1-7-2018, thay vì ngay từ đầu năm 2018 như kế hoạch.
* Ông Nguyễn Thanh Tùng (tổng giám đốc NH Đông Á): Tín hiệu nới lỏng tiền tệ
Theo tôi, việc điều chỉnh lãi suất điều hành của Ngân hàng NN là bước đi hợp lý bởi thanh khoản của các ngân hàng đang dồi dào, lãi suất cho vay qua đêm trên thị trường liên ngân hàng cũng giảm khá mạnh dù đã có lúc rất nóng.
Lãi suất điều hành giảm cũng giúp các ngân hàng có đầu vào “nhẹ nhàng” hơn, thanh khoản được củng cố. Có thể nói, Ngân hàng NN đã “bật đèn xanh” để các NH giảm lãi suất cho vay với doanh nghiệp.
Việc lãi suất tái cấp vốn giảm từ 6,5%/năm xuống 6,25%/năm là không thấp so với mặt bằng hiện nay, nhưng là dấu hiệu cho thấy Ngân hàng NN đã phát tín hiệu nới lỏng tiền tệ sau một thời gian dài giữ nguyên các lãi suất chủ chốt.
Tuy nhiên, việc điều chỉnh này trước mắt chỉ tác động đến lãi suất cho vay các lĩnh vực ưu tiên, còn với các lĩnh vực cho vay thông thường phải có độ trễ nhất định.
Dự trữ ngoại hối đạt 42 tỉ USD
Trên thị trường liên ngân hàng gần đây, lãi suất qua đêm, một tuần và một tháng đã giảm tương đối mạnh do thanh khoản của các ngân hàng khá dồi dào, nhất là sau khi Ngân hàng NN liên tục cung tiền đồng ra thị trường để mua USD.
Dự trữ ngoại hối của VN hiện đã lên mức cao nhất từ trước đến nay, đạt 42 tỉ USD, tăng thêm 1 tỉ USD so với đầu năm.
Giám sát chặt lãi suất
Như Tuổi Trẻ thông tin, tối 7-7 Ngân hàng NN đã công bố giảm hàng loạt lãi suất chủ chốt, áp dụng từ ngày 10-7.
Theo đó, sẽ giảm 0,25%/năm đối với lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu, cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng... Lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của tổ chức tín dụng đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế giảm 0,5%/năm.
Ngoài ra, Ngân hàng NN cũng yêu cầu các ngân hàng phải chủ động cân đối nguồn vốn để đảm bảo thanh khoản, thực hiện các giải pháp tiết giảm chi phí để có cơ sở giảm lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên và lĩnh vực sản xuất kinh doanh, áp dụng mức thu phí hợp lý đối với các khoản phí nhằm chia sẻ khó khăn với khách hàng vay.
ÁNH HỒNG - LÊ THANH
Theo Tuoitre.vn
Các ngân hàng ASEAN đang trong "giai đoạn chuyển tiếp" và phải cung cấp các dịch vụ tốt hơn cho một thế hệ mới với sức tiêu thụ cao hơn
Câu hỏi lớn được đặt ra là những tổ chức tín dụng nước ngoài như CBA có gì để tạo ra giá trị cộng hưởng trong thương vụ với VIB?
Theo các chuyên gia, việc NHNN quyết định giữ nguyên lãi suất tiền gửi nhưng giảm lãi suất cho vay cũng có mặt tiêu cực là có thể sẽ khiến cho hệ số NIM co lại, lợi nhuận của các TCTD vì thế mà giảm đi.
Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến hoàn thiện dự thảo thông tư hướng dẫn giao dịch tiền gửi có kỳ hạn tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) vừa công bố số liệu cho thấy Việt Nam đã vượt qua Malaysia để trở thành nước mang về nhiều lợi nhuận hơn cho các doanh nghiệp Nhật Bản.
Quy mô thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam đã đạt gần 600.000 tỷ đồng và dự báo tiến tới mốc một triệu tỷ vào năm 2019.
Theo nhận định của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), tỷ giá USD/VND sẽ có mức tăng khoảng 2%-3% cho cả năm 2017.
Trong thời gian gần đây, khá nhiều ngân hàng lớn trên thế giới đang hoạt động tại Việt Nam đã có động thái thu hẹp hoạt động, hoặc rút vốn khỏi một ngân hàng nội. Vậy, chuyện gì đang xảy ra với hoạt động kinh doanh ngân hàng tại Việt Nam.
Trong các hội nghị xúc tiến đầu tư, khi tiếp các đối tác, lãnh đạo tỉnh Phú Yên đã thẳng thắn bày tỏ mong muốn, Phú Yên sẽ có những nhà đầu tư chiến lược, những dự án tiên phong, hay những “sếu đầu đàn” để tạo cú hích quan trọng và có sức lan tỏa kéo theo những dự án kế tiếp.
Ông Nguyễn Chí Hiến, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Phú Yên khẳng định, với tiềm năng và lợi thế phát triển về du lịch, kết hợp với hệ thống hạ tầng đang từng bước đồng bộ như hầm đường bộ qua Đèo Cả, đèo Cù Mông, sân bay Tuy Hòa nằm ngay trong thành phố… Phú Yên đã sẵn sàng cho bước phát triển mới.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự