Không chỉ trả tiền chênh khi gửi VND, một số nhà băng còn cộng thêm lãi suất cho khách gửi đôla, dù trần quy định hiện hành là 0%.
Thoái vốn khỏi Vinamilk, SCIC sống dựa vào đâu?
- Cập nhật : 21/10/2015
(Tin kinh te)
Đã có đề xuất SCIC nên tham gia vào việc cổ phần các doanh nghiệp nhà nước hiện nay, đặc biệt là tập đoàn, tổng công ty có quy mô lớn. Trong đó có thể kể tên các tên tuổi đáng chú ý như Mobifone, Sabeco, Cảng hàng không Việt Nam,…Đây đều là những doanh nghiệp đủ sức thay thế cho vai trò mà Vinamilk để lại.
Việc tổng công ty kinh doanh và đầu tư vốn Nhà nước (SCIC) sẽ thoái vốn hoàn toàn khỏi một loạt các công ty đầu ngành trong các năm tới thật sự mang đến một tâm lí phấn khởi cho các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán.
Đây là động thái khá bất ngờ của Chính phủ khi chỉ cách đây 2 năm, đề án tái cơ cấu SCIC được Chính phủ chấp nhận có chủ trương SCIC sẽ tiếp tục nắm giữ dài hạn cổ phần của Vinamilk, cùng với 3 doanh nghiệp khác là FPT Telecom, Dược Hậu Giang và công ty tái bảo hiểm quốc gia.
Như vậy, trong 4 ông lớn này, chỉ còn Dược Hậu Giang tiếp tục được SCI nắm giữ. Ngoài ra, trong đợt thoái vốn khủng lần này còn xuất hiện thêm các cái tên đáng chú ý là Nhựa Tiền phong (SCIC đang nắm 37,1% cổ phần), nhựa Bình Minh (38,4%), FPT Telecom (50,2%), Đầu tư Hạ tầng Việt Nam (47,6%), bảo hiểm Bảo Minh (50,7%).
Nếu tính theo thị giá hiện nay của 10 doanh nghiệp này thì quy mô thoái vốn của SCIC có thể lên đến xấp xỉ 3 tỉ USD. Dĩ nhiên, con số thực tế nhiều khả năng sẽ cao hơn nhiều khi khá nhiều nhà đầu tư bên ngòai sẵn lòng trả giá cao hơn để có quyền sở hữu một lượng lớn cổ phần các doanh nghiệp đang ở vị trí hàng đầu trong các lĩnh vực hoạt động của mình tại Việt Nam hiện nay.
Ví dụ Vinamilk đang là đơn vị có thị phần lớn nhất trên thị trường sữa, Nhựa Bình Minh và Nhựa Tiền Phong lần lượt nắm giữa các thị phần lớn nhất tại miền nam và miền bắc trong lĩnh vực nhựa xây dựng. Còn FPT và FPT Telecom, không nghi ngờ gì đang là các đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông của Việt Nam.
Theo công ty chứng khoán SSI, hai trong số 8 công ty đang niêm yết là Vinamilk và FPT được nhà đầu tư nước ngoài rất ưa thích, họ thường giao dịch nội khối lẫn nhau với mức giá chênh lệnh cao hơn so với thị trường khoảng 10-20%, do hết room dành cho nhà đầu tư nước ngoài. Việc SCIC thoái vốn cùng thời điểm với hướng dẫn tăng tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài theo dự thảo thông tư 74 đang được thực hiện sẽ mở ra cơ hội cho bên mua.
Nhưng trong số các doanh nghiệp kể trên, không ai có tác động lớn SCIC như bò sữa Vinamilk. Chỉ riêng một mìnhVinamilk, nếu tính theo thị giá hiện nay nếu thoái vốn hoàn toàn thì SCICI sẽ thu được số tiền xâp xỉ 2,5 tỉ USD.
Trong 2014, cổ tức mà SCIC nhận được từ Vinamilk lên đến 1.502 tỉ đồng, đóng góp tới 21,6% trong cơ cấu doanh thu đầu tư và kinh doanh vốn của Tổng công ty này. Phần doanh thu còn lại của SCIC chủ yếu đến từ công tác bán vốn tại hằng trăm doanh nghiệp khác. Vậy, nếu không có Vinamilk và các doanh nghiệp hàng đầu, SCIC sẽ sống như thế nào?
Đầu tiên, số tiền thoái vốn hoàn toàn khỏi 10 doanh nghiệp nói trên ngoài một phần nộp về ngân sách Nhà nước thì phần còn lại có thể được dùng để tái đầu tư vào các doanh nghiệp khác.
Đã có đề xuất SCIC nên tham gia vào việc cổ phần các doanh nghiệp nhà nước hiện nay, đặc biệt là tập đoàn, tổng công ty có quy mô lớn. Trong đó có thể kể tên các tên tuổi đáng chú ý như Mobifone, Sabeco, Cảng hàng không Việt Nam,…Đây đều là những doanh nghiệp đủ sức thay thế cho vai trò mà Vinamilk để lại.
Tuy vậy, vẫn chưa chắc việc SCIC tham gia mua lại cổ phần của các doanh nghiệp nhà nước khác có thực hiện được không vì Việt Nam còn phải tuân theo các hiệp định kinh tế thương mại mà mình theo đuổi. Điển hình là hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có chương về các doanh nghiệp nhà nước vốn là một trong những trọng điểm đàm phán giữa 12 thành viên tham gia.
Cho đến nay TPP vẫn chưa công bố nội dung chi tiết nhưng có thể thấy những yêu cầu mà các đối tác đối với Việt Nam về các doanh nghiệp nhà nước dự kiến sẽ rất chặt chẽ. Chưa biết những điều khoản này có ảnh hưởng như thế nào đối với SCIC – bản chất cũng là một doanh nghiệp nhà nước.
Thực ra, chiến lượ đầu tư mới của SCIC trong các năm qua vẫn thật sự chưa có điểm nhấn đáng kể. SCIC cho tính đến cuối 2014 đã thực hiện đầu tư 13.000 tỉ đồng. Danh sách một số khoản đầu tư lớn gồm có dự án Tháp tài chính quốc tế, tái cơ cấu gang thép Thái nguyên vốn bị thua lỗ.
Rõ ràng chiến lược đầu tư mới của SCIC vẫn chưa thật sự tách bạch khỏi các nhiệm vụ chính trị xã hội và do đ , hiệu quả vẫn là điều nghi ngại.
Mới đây, SCIC đã mua 160 triệu cổ phiếu phát hành thêm của ngân hàng Quân Đội và trở thành cổ đông lớn của ngân hàng này (chiếm 10% cổ phần). Lĩnh vực tài chính ngân hàng cũng có thể là lựa chọn đầu tư phù hợp cho SCIC, đặc biệt là ở các ngân hàng lớn như Vietcombank, Vietinbank, BIDV.
Hiện tại các ngân hàng này, Ngân hàng Nhà nước là đại diện cho phần vốn mà Nhà nước sở hữu. Để tránh tình trạng “vừa đá bóng, vừa thổi còi”, có lẽ việc chuyển giao lại phần vốn này cho SCIC cũng là điều phù hợp.
Lộ trình giảm dần vốn nhà nước nắm giữ tại các ngân hàng hàng đầu này cũng có thể mang lại cơ hội đầu tư mới cho SCIC nếu vẫn không vi phạm các thỏa thuận quốc tế. Theo đề xuất mới đây của ông Nghiêm Xuân Thành, chủ tịch Hội đồng quản trị Vietcombank, Chính phủ nên có lộ trình giảm tỉ lệ sở hữu vốn Nhà nước tại các ngân hàng thương mại xuống chỉ còn 51% để các ngân hàng chủ động hơn trong hoạt động.
Ngoài lĩnh vực viễn thông, thực phẩm, tài chính thì các lĩnh vực thiết yếu khác như hạ tầng cảng biển, hàng không…cũng khá phù hợp với khả năng đầu tư quy mô lớn của SCIC.
Tuy vậy, năng lực đầu tư tài chính là một chuyện, SCIC còn phải cải thiện lại khả năng quản trị của mình, đóng góp tích cực hơn vào công tác chỉ đạo và đường lối phát triển của các doanh nghiệp mà mình nắm giữ cổ phần. Nếu không, hiệu quả của các khoản đầu tư có thể sẽ không được như ý, thậm chí còn đi xuống.
Một điển hình vào 2012 ,tại công ty Bảo vệ thực vật An Giang - một doanh nghiệp hàng đầu tại đồng bằng sông Cửu Long- SCIC đã có những mâu thuẫn với các cổ đông khác về hoạch định chiến lược phát triển khiến phần vốn do SCIC quản lí sau đó đã được chuyển giao cho UBND An Giang.