Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc ngày càng leo thang, các nhà đầu tư Trung Quốc tăng mạnh đầu tư sang Việt Nam hơn 7 tỷ USD, vượt qua số vốn của Hàn Quốc, Nhật Bản hay Singapore, theo Cục Đầu tư nước ngoài tính đến hết ngày 20/5.

Ngân hàng đang dựng lên nhiều rào cản để hạn chế rủi ro từ các giao dịch tiền ảo.
Ngân hàng đang dựng lên nhiều rào cản để hạn chế rủi ro từ các giao dịch tiền ảo.
Muốn giao dịch tiền “ảo” thì phải có tiền “thật” chảy qua hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, các tổ chức tín dụng trong thời gian tới sẽ dần siết lại hoạt động giao dịch chưa có tiền lệ. Nhưng liệu động thái này có cản bước những nhà đầu tư chấp nhận luật chơi ngầm vì tham vọng làm giàu?
Lướt một vòng quanh các diễn đàn tiền mã hóa ở Việt Nam, rất nhiều lời mời mua bán các loại tiền mã hóa, có những giao dịch được thực hiện trực tiếp giữa người bán và người mua, nhưng đa phần là qua sàn giao dịch, là đơn vị trung gian để tránh rủi ro cầm tiền chạy mất.
Hiện nay, cái tên phổ biến và thông dụng là Remitano, được giới đầu tư tiền mã hóa rỉ tai là phí cao, nhưng an toàn hơn các sàn giao dịch khác mọc lên như nấm nhưng chưa được kiểm chứng về chất lượng.
Nhà đầu tư có thể đặt thử đặt lệnh mua bán. Giao dịch bắt đầu bằng việc tạo lệnh chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng Vietcombank, sang một tài khoản khác của Vietcombank. Sau thời gian chờ xác nhận giao dịch, sàn chuyển tiền mã hóa vào ví điện tử của nhà đầu tư.
Tiền mã hóa và các giao dịch tiền mã hóa không được công nhận ở Việt Nam. Vì vậy, hầu như tất cả các nhà đầu tư đều hiểu rõ, cuộc chơi này không được pháp luật bảo vệ.
Từ đó, những bi hài xung quanh chuyện giao dịch tiền mã hóa xảy ra thường xuyên. Có người chuyển nhầm số tài khoản, có người ghi sai mã số của ví điện tử. Một số trường hợp sàn có thể giải quyết được, nhưng đa phần là mất trắng.
Tiền ảo ngày nay tuy đã hết sốt về đầu tư nhưng lại gây chú ý nhiều về hiệu ứng xã hội bởi, những vụ việc lừa đảo lên đến hàng ngàn tỉ đồng. Chẳng hạn, nhiều người đã mất hàng chục ngàn tỉ đồng vì iFan hay chủ xưởng đào đa cấp Sky Mining đã biến mất cùng 900 tỉ đồng. Mới đây, Cục Cạnh tranh cũng cảnh báo người dân không tham gia mạng lưới đa cấp FutureNet.
Hồi tháng 4, Ngân hàng Nhà nước ban hành Chỉ thị 02 về tăng cường kiểm soát giao dịch liên quan đến tiền ảo, theo đó các tổ chức tín dụng phải tăng cường rà soát các giao dịch đáng ngờ. Rủi ro mà cơ quan quản lý nói đến là khả năng bị tấn công, đánh cắp, thay đổi dữ liệu hoặc bị ngừng giao dịch, dễ trở thành công cụ cho tội phạm như rửa tiền, buôn ma túy hay trốn thuế.
Có thể nói, hệ thống “tiền thật” hiện nay là cơ sở để các nhà đầu tư kiếm “tiền ảo”. Các loại tiền mã hóa được quảng bá là sử dụng riêng trong hệ sinh thái của mình. Tuy nhiên, số lượng dịch vụ trong này hiếm hoi, dẫn đến mục tiêu cuối cùng vẫn là quy đổi thành lợi nhuận.
Tuy nhiên, hệ thống ngân hàng nay đã được để mắt đến. Nhiều ngân hàng như Vietcombank, VIB, PVCombank... cho biết sẽ từ chối các giao dịch liên quan đến tiền ảo đi qua hệ thống, chẳng hạn như nộp tiền, rút tiền, chuyển khoản, cà thẻ dù trực tiếp hay gián tiếp. Về nguyên tắc, các giao dịch chuyển tiền mua tiền mã hóa vẫn là giao dịch giữa cá nhân hoặc tổ chức với nhau. Hình thức này dễ biến tướng và việc kiểm soát khá tốn chi phí và thời gian. Thêm nữa, nếu không qua hệ thống ngân hàng Việt Nam thì có thể qua hệ thống ngân hàng ở các nước khác, đặc biệt là các nước phát triển và cởi mở với Bitcoin, vì công nghệ vốn không có biên giới.
Tuy nhiên, không chỉ Việt Nam mà nhiều ngân hàng lớn trên thế giới cũng đã nói không với giao dịch tiền ảo. Tháng 6 vừa qua, Wells Fargo công bố sẽ hạn chế hành vi khách hàng sử dụng thẻ tín dụng để mua tiền mã hóa, động thái tương tự với các tổ chức lớn như Citigroup, JPMorgan Chase và Bank of America đã thực hiện lệnh cấm từ tháng 2.2018.
Lý do khiến các định chế tài chính hàng đầu của Mỹ băn khoăn, trang tin Bloomberg cũng dẫn lại, đó là theo một nghiên cứu vào năm ngoái của LendEDU, cho thấy khoảng 18% nhà đầu tư Bitcoin sử dụng thẻ tín dụng của họ để mua, nhưng 22% không thể trả được nợ.
Ở các quốc gia khác, chính phủ cũng đau đầu vì việc quản lý hệ thống ngân hàng song hành cùng với tiền mã hóa. Hồi đầu năm, giới chức Hàn Quốc, một trong số các nước có nền kinh tế mã hóa phát triển, cho biết sẽ điều tra 6 ngân hàng về nghĩa vụ ngăn chặn hoạt động rửa tiền trong việc quản lý các tài khoản ảo được tạo ra để phục vụ cho giao dịch tiền mã hóa. Cơ quan quản lý cũng yêu cầu các nhà đầu tư phải có danh tính cụ thể và kiểm soát lại tài khoản của các sàn giao dịch.
Ở thời kỳ hưng thịnh, số lượng giao dịch mua bán tiền mã hóa là rất lớn, nhưng nay đã nhạt dần sau khi giá rớt thê thảm. Theo Coinmarketcap.com, tổng giá trị vốn hóa hồi đầu năm là 610 tỉ USD nay chỉ còn 210 tỉ USD. Riêng đồng Bitcoin giảm từ mức 13.600 USD/đồng, về còn hơn 6.500 USD/đồng trong cùng khoảng thời gian này
Thiên Phong
Theo Nhipcaudautu.vn
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc ngày càng leo thang, các nhà đầu tư Trung Quốc tăng mạnh đầu tư sang Việt Nam hơn 7 tỷ USD, vượt qua số vốn của Hàn Quốc, Nhật Bản hay Singapore, theo Cục Đầu tư nước ngoài tính đến hết ngày 20/5.
Thẻ ghi nợ được đánh giá là phổ biến nhất ở tại Việt Nam. Trung bình mỗi một người đều sở hữu một chiếc thẻ ghi nợ để phục vụ cho việc chi tiêu mua sắm và dự trữ tài chính. Đặc biệt các sản phẩm thẻ ghi nợ của ngân hàng MSB luôn luôn được đánh giá cực kỳ cao khi nó mang lại những ưu đãi vượt trội dành cho khách hàng
Chiến lược tiếp cận các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) đang giúp Bản Việt gặt hái nhiều kết quả tích cực trong thời gian vừa qua, đặc biệt là điểm nhấn 2018.
Có bốn ngân hàng Việt Nam được nêu tên danh sách 500 thương hiệu ngân hàng có giá trị nhất thế giới.
Lãi suất tiền gửi tiết kiệm Ngân hàng OCB chính là thông tin mà nhiều khách hàng hiện nay quan tâm đến. Bởi lẽ, lãi suất này sẽ quyết định mức tiền gia tăng là nhiều hay ít từ số tiền ban đầu mà khách hàng đã gửi tiết kiệm. Dĩ nhiên, một mức lãi suất hấp dẫn sẽ luôn là lựa chọn lý tưởng mà nhiều khách hàng hướng đến.
Yếu tố mùa vụ trong những tháng tới có thể tác động đến thanh khoản tiền đồng. HSBC Việt Nam dự báo lãi suất 3 tháng có thể vượt 5% vào tháng 12.
Thời kỳ bùng nổ tín dụng tiêu dùng tại Việt Nam có lẽ chỉ mới bắt đầu với động lực chính là xu hướng đô thị hóa ngày càng phát triển, thu nhập của người dân cải thiện và ngành tài chính chuyển trọng tâm sang phân khúc hộ gia đình.
Vào ngày 24 tháng 8, Họp báo “Ứng dụng sinh thái tín dụng phân quyền Việt Nam” và “Lễ ký kết hợp tác sinh thái tín dụng phân quyền Việt Nam DCC” sẽ được tổ chức tại Hà Nội.
Trung Quốc mặc dù chưa phải là nước đẩy mạnh M&A trên thế giới, tuy nhiên lượng vốn M&A vào Việt Nam đang tăng khá mạnh. Dự báo cho 3 năm tiếp theo, Trung Quốc sẽ đứng vị thứ 3 trong danh sách các nhà đầu tư chính vào Việt Nam, đi sau Nhật Bản và Hàn Quốc.
Thị trường tiêu dùng đang tăng trưởng và môi trường đầu tư cải thiện của Việt Nam khiến doanh nghiệp Singapore đẩy mạnh đầu tư.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự