Có bốn ngân hàng Việt Nam được nêu tên danh sách 500 thương hiệu ngân hàng có giá trị nhất thế giới.
KPMG: Dòng vốn M&A từ Trung Quốc sẽ đổ mạnh vào Việt Nam trong 3 năm tới
- Cập nhật : 11/08/2018
Trung Quốc mặc dù chưa phải là nước đẩy mạnh M&A trên thế giới, tuy nhiên lượng vốn M&A vào Việt Nam đang tăng khá mạnh. Dự báo cho 3 năm tiếp theo, Trung Quốc sẽ đứng vị thứ 3 trong danh sách các nhà đầu tư chính vào Việt Nam, đi sau Nhật Bản và Hàn Quốc.
Theo chia sẻ từ ông Warrick Cleine – CEO KPMG Việt Nam – tại Diễn đàn M&A diễn ra chiều ngày 8/8/2018 tại Tp.HCM, Việt Nam ngày càng thu hút số lượng lớn nhà đầu tư quốc tế. Đại diện KPMG cho biết, ước tính tổng giá trị M&A tại Việt Nam trong năm 2017 lên đến 8,6 tỷ USD, trong đó 97% đến từ dòng vốn FDI. Trong đó, có 104 thương vụ được thực hiện, thương vụ M&A lớn nhất năm qua ghi nhận giá trị lên đến 4,9 tỷ USD.
Xét về nhà đầu tư, thời gian gần đây trước những hiệp định thương mại, phải kể đến RCEP khiến Việt Nam ngày càng thu hút được dòng vốn châu Á, đặc biệt từ Nhật Bản, Hàn Quốc… Mỹ theo ghi nhận cũng tăng cường M&A thời gian gần đây, trong đó ưu tiên nhắm đến thị trường Việt Nam. Tính chung cho giai đoạn 10 năm 2007-2017, đứng đầu về khối lượng M&A tại Việt Nam là hai quốc gia Nhật Bản và Singapore, trong khi đứng đầu về giá trị là Thái Lan và Mỹ.
Đặc biệt, ông Warrick Cleine cho biết, Trung Quốc mặc dù chưa phải là nước đẩy mạnh M&A trên thế giới, tuy nhiên lượng vốn M&A vào Việt Nam đang tăng khá mạnh. Dự báo cho 3 năm tiếp theo, Trung Quốc sẽ đứng thứ 3 trong danh sách các nhà đầu tư chính vào Việt Nam, đi sau Nhật Bản và Hàn Quốc.
Nguồn: KPMG.
Trên khía cạnh lĩnh vực, mảng thực phẩm và hàng tiêu dùng đang được rót vốn mạnh, gần 50% tổng giá trị M&A trong năm và đứng đầu về tổng giá trị trong 10 năm qua. Ngoài ra, mảng dược và chăm sóc sức khỏe cũng được chú trọng đầu tư, hiện đang xếp ngang hàng về tỷ trọng vốn M&A với nhóm ngành bất động sản, hàng hóa tiêu dùng nhanh, bán lẻ…
Nguồn: KPMG.
Theo CafeF.vn