Hệ thống ngân hàng chuyển mình theo nhịp sôi động của nền kinh tế, trợ lực cho các thành phần kinh tế đón nhận những vận hội mới

Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú khẳng định thông tin đổi tiền là hoàn toàn thất thiệt, người dân hết sức cảnh giác, kể cả trong điều kiện kinh tế của chúng ta đang ổn định và phát triển, tất cả những thông tin như vậy đều là bất lợi.
Trước thông tin báo chí nêu về hiện tượng thời gian gần đây người dân đã đổ đi mua vàng và ngoại tệ vì có tin đồn đổi tiền mới, tại buổi họp báo Chính phủ chiều 29/11, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú khẳng định đây là thông tin hoàn toàn thất thiệt, xã hội cần phải hết sức cảnh giác trước những thông tin sai lệch như vậy, không để tin đồn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và đặc biệt là đối với an ninh tiền tệ quốc gia.
“Các cơ quan báo chí cần tuyên truyền, lưu ý người dân hết sức cảnh giác, kể cả trong điều kiện kinh tế của chúng ta đang ổn định và phát triển, tất cả những thông tin như vậy đều là bất lợi. Tôi khẳng định lại đây là thông tin bịa đặt”, Phó Thống đốc Đào Minh Tú nhấn mạnh.
Liên quan đến kế hoạch tăng trưởng tín dụng phải đạt 18-20%, tuy nhiên tính đến ngày 22/11 mới đạt 14,3%, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết, số liệu do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ công bố là dư nợ tín dụng tăng trưởng được khoảng 14,03%, trong đó tăng trưởng tín dụng bằng VND khoảng 15,28% và tăng trưởng tín dụng ngoại tệ khoảng 2,8%.
Đại diện NHNN vẫn khẳng định, kế hoạch đầu năm của NHNN đặt ra chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 18-20% trong năm 2016 là con số có tính chất định hướng trong chỉ đạo điều hành, không phải là con số mang tính chất pháp lệnh, hay kế hoạch phải đạt được.
Theo lý giải của đại diện NHNN, trong điều hành chính sách tiền tệ nói chung, đặc biệt là việc gia tăng tăng trưởng tín dụng nói riêng, việc tăng trưởng tín dụng đến mức độ nào, mục tiêu chủ yếu nhằm phục vụ trước hết cho việc tăng trưởng nền kinh tế và kiểm soát lạm phát. Vì vậy mức độ gia tăng tín dụng phải đáp ứng được yêu cầu, đó là mục tiêu cao nhất. Thứ hai là phải bảo đảm việc gia tăng tăng trưởng tín dụng đồng thời với kiểm soát chất lượng tín dụng và đặc biệt trong năm 2016 cũng như những năm tiếp theo, kiểm soát chất lượng tín dụng để không phát sinh thêm nợ xấu trong khi đang phải xử lý nợ xấu những năm trước đây còn để lại.
Ông khẳng định với mức 14,03% hiện nay là hoàn toàn đáp ứng được những yêu cầu quan trọng đặt ra và còn hơn 1 tháng nữa, theo thông lệ nhiều năm vừa qua, thời điểm cuối năm là thời điểm tăng tín dụng rất nhanh. Từ 14% tăng lên 18% chắc chắn NHNN có thể điều hành được. Nhưng nếu mở rộng tín dụng chỉ vì dư nợ đạt được 18-20% là hoàn toàn không khó, nhất là trong điều kiện vừa qua nhiều tổ chức tín dụng, NHTM muốn NHNN nới thêm hạn mức tín dụng tăng trưởng trong năm nay của từng ngân hàng.
Tuy nhiên, vì yêu cầu kiểm soát lạm phát, bảo đảm giữ mặt bằng lãi suất cũng như xu hướng giảm lãi suất, bảo đảm thanh khoản của các ngân hàng thương mại thì NHNN xác định tỉ lệ tăng trưởng dư nợ khoảng 14% ở thời điểm hiện nay, cũng như 17-18% vào cuối năm là hợp lý và có thể đạt được.
Trong điều kiện đó, dòng vốn hiện nay NHNN xác định tập trung chủ yếu cho các lĩnh vực, trước hết là 5 lĩnh vực ưu tiên mà Chính phủ đã chỉ đạo và đặc biệt quan tâm đến các gói tín dụng chính sách hiện nay cho khắc phục khó khăn do thiên tai, do vấn đề môi trường đặt ra vừa qua cũng như tập trung vào một số lĩnh vực cần thiết để tạo giá trị gia tăng và tăng trưởng kinh tế.
Hệ thống ngân hàng chuyển mình theo nhịp sôi động của nền kinh tế, trợ lực cho các thành phần kinh tế đón nhận những vận hội mới
Ngày 29-8, tại Hội nghị đối thoại với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), Cục Hải quan TP.HCM và Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư đã chia sẻ và giải đáp nhiều vướng mắc về thủ tục cho các doanh nghiệp.
Đồng USD tiếp tục suy giảm so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt trong sáng nay (1/9 - giờ Việt Nam). Hiện 1 USD đổi được 0,8872 EUR; 120,6700 JPY; 0,6497 GBP; 0,9620 CHF…
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa thông báo tỷ giá tính chéo của Đồng Việt Nam so với một số ngoại tệ áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu có hiệu lực kể từ ngày 1/9/2015 đến 10/9/2015.
Trải qua một tuần với những phiên giao dịch “rung lắc” mạnh, thị trường tài chính Việt Nam đã chứng kiến sự đảo chiều ngoạn mục của các chỉ số chứng khoán, đồng USD hạ nhiệt và sự phập phù của thị trường vàng. Những kênh đầu tư truyền thống này đang khiến cho dòng tiền nhàn rỗi bí bách trong việc tìm hướng đi mới.
Kinh phí đầu tư một bãi đỗ xe lên tới hàng chục tỷ đồng, thời gian thu hồi vốn lâu, nhưng nhiều nhà đầu tư ngoại vẫn nhìn ra cơ hội kinh doanh từ đầu tư xây dựng các bãi đỗ xe thông minh.
Trong vòng một tuần, từ ngày 12 đến 19-8-2015, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã hai lần nâng biên độ giao dịch tỷ giá đồng Việt Nam so với đô la Mỹ (VND/USD) từ 1% lên 2%, rồi 3%. Đồng thời, NHNN còn phá giá VND/USD 1%
Đồng USD quay đầu giảm mạnh so với các đồng tiền châu Âu và yên Nhật (JPY) trong sáng ngày đầu tuần (sáng nay 31/8 - giờ Việt Nam). Hiện 1 USD đổi được 0,8900 EUR; 121,2100 JPY; 0,6480 GBP; 0,9603 CHF…
Các chuyên gia và các tổ chức tài chính nước ngoài cho rằng, cải cách thể chế kinh tế, sự phục hồi của thị trường chứng khoán và một loạt ngành nghề đầu tư hấp dẫn, được xem là 3 lực đẩy mạnh mẽ cho thị trường mua bán và sáp nhập (M&A) tại Việt Nam thời gian tới.
Mở của sáng đầu tuần, các ngân hàng đồng loạt tăng giá USD cả mua vào và bán ra với mức tăng 10 đồng/USD, trừ VietinBank và BIDV giảm giá mua vào.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự