Hết hy vọng xoay xở thu được tiền nợ thuế cũng như tiền phạt chậm nộp của hàng ngàn doanh nghiệp, Bộ Tài chính vừa tính đến phương án xóa khoản tiền dự kiến lên tới 10.000 tỷ đồng. Điều này cũng đồng nghĩa khoản tiền này sẽ “bay” khỏi dự toán thu.
Mua, bán nợ và những khó khăn, vướng mắc trong việc khởi kiện thu hồi nợ: Và chuyện xử lý
- Cập nhật : 13/09/2015
(Tai chinh)
Kỳ I: Nan giải bán - mua
Đối với các trường hợp Tòa án các cấp chấp nhận cho bổ sung tài liệu (do VAMC cung cấp sau khi mua bán nợ với TCTD) để tiếp tục giải quyết vụ kiện thì vẫn tiềm ẩn rủi ro về pháp lý.
Bởi lẽ: Do quan điểm giải quyết của Tòa án các cấp chưa thống nhất đối với việc này nên có thể Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận việc bổ sung tài liệu của VAMC và tiếp tục giải quyết vụ kiện buộc khách hàng vay vốn trả nợ, phát mại tài sản bảo đảm cho VAMC.
Nhưng Tòa án cấp phúc thẩm hoặc người có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm không đồng ý với việc giải quyết của Tòa án cấp sơ thẩm sẽ xét xử phúc thẩm hoặc kháng nghị giám đốc, tái thẩm hủy bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm để xét xử lại do có sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.
Lý do không có quy định về việc kế thừa quyền và nghĩa vụ đối với trường hợp mua bán nợ theo quy định của Bộ luật tố tụng Dân sự và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng Dân sự. Trong trường hợp này TCTD là người chịu thiệt thòi về chi phí bỏ ra trong quá trình tố tụng.
Chúng tôi ủng hộ quan điểm Tòa án yêu cầu TCTD rút đơn khởi kiện để đình chỉ việc giải quyết vụ án với những căn cứ sau:
Thứ nhất: Theo quy định tại Điều 16 Thông tư số 19/2013/TT-NHNN ngày 5/9/2013 của Ngân hàng Nhà nước thì điều kiện các khoản nợ xấu được Công ty Quản lý tài sản mua bằng trái phiếu đặc biệt được quy định cụ thể như sau:
1. Khoản nợ xấu được VAMC mua bằng trái phiếu đặc biệt khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Phạm vi các khoản nợ xấu được mua:
(i) Các khoản nợ xấu trong các hoạt động cấp tín dụng, bao gồm các khoản nợ xấu cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán và các khoản nợ xấu khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;
(ii) Khoản mua trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc chưa đăng ký giao dịch trên thị trường của các công ty đại chúng chưa niêm yết (sau đây gọi là trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết) do TCTD bán nợ mua đã quá hạn thanh toán một phần hoặc toàn bộ nợ gốc, lãi từ 90 ngày trở lên; hoặc chưa quá hạn hoặc quá hạn dưới 90 ngày nhưng doanh nghiệp phát hành trái phiếu có nợ xấu tại TCTD đó;
(iii) Khoản ủy thác mua trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết, ủy thác cấp tín dụng mà TCTD bán nợ chịu rủi ro đã quá hạn thanh toán một phần hoặc toàn bộ nợ gốc, lãi từ 90 ngày trở lên; hoặc chưa quá hạn hoặc quá hạn dưới 90 ngày nhưng doanh nghiệp phát hành trái phiếu, bên nhận ủy thác, đối tượng thụ hưởng của ủy thác có nợ xấu tại TCTD đó.
b) Khoản nợ xấu có tài sản bảo đảm;
c) Khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu phải hợp pháp và có hồ sơ, giấy tờ hợp lệ, cụ thể:
(i) Hợp đồng tín dụng, hợp đồng ủy thác, hợp đồng mua trái phiếu doanh nghiệp, hợp đồng bảo đảm phải thể hiện rõ các quyền chủ nợ của TCTD, trách nhiệm và nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay, bên bảo đảm, bên có nghĩa vụ trả nợ đối với TCTD;
(ii) Khoản nợ xấu chưa dùng để bảo đảm nghĩa vụ của TCTD; tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu không có tranh chấp tại thời điểm mua, bán nợ.
d) Khách hàng vay còn tồn tại;
đ) Giá trị ghi sổ số dư nợ gốc của khoản nợ xấu hoặc các khoản nợ xấu của một khách hàng vay hoặc các khoản nợ xấu của một nhóm khách hàng vay theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư này vào thời điểm bán nợ không thấp hơn 3 tỷ đồng đối với nhóm khách hàng vay và khách hàng vay là tổ chức; không thấp hơn 1 tỷ đồng đối với khách hàng vay là cá nhân hoặc mức khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.
Đối với những khoản nợ mà TCTD đã khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu buộc bên vay trả nợ, đề nghị Tòa án phát mại tài sản bảo đảm cho khoản vay để thu hồi nợ thì TCTD đã vi phạm quy định về điều kiện mua bán nợ xấu theo quy định tại Điều 16 Thông tư số 19 nêu trên bởi lẽ rõ ràng trong trường hợp này TCTD đã có tranh chấp với bên vay vốn và chủ tài sản bảo đảm, bằng chứng về việc tài sản bảo đảm có tranh chấp đó là việc TCTD đã khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu giải quyết tranh chấp này.
Thứ hai: Bộ luật tố tụng Dân sự chỉ có quy định cho phép kế thừa quyền và nghĩa vụ tham gia tố tụng đối với trường hợp pháp nhân chia tách, sáp nhập. Việc mua bán nợ nêu trên cũng không thuộc trường hợp pháp nhân sáp nhập, giải thể để pháp nhân mới kế thừa toàn bộ các quyền và nghĩa vụ của TCTD trong đó có việc tham gia tố tụng tại Tòa án với tư cách là nguyên đơn trong vụ kiện.
Theo quan điểm của chúng tôi để tránh những vướng mắc nêu trên, tránh lãng phí thời gian và chi phí trong khởi kiện thì đối với những khoản nợ mà TCTD đã khởi kiện và Tòa án các cấp đang thụ lý giải quyết thì TCTD không nên bán những khoản nợ này.
Để giải quyết những vướng mắc nêu trên và để việc áp dụng pháp luật được thống nhất giữa Tòa án các cấp chúng tôi nghĩ rằng Tòa án nhân dân tối cao cần có hướng dẫn để Tòa án các cấp áp dụng trong quá trình giải quyết các vụ kiện tranh chấp hợp đồng tín dụng.