Lần đầu tiên có chuyện “ngược” khi một doanh nghiệp bất động sản (BĐS) phải đau đầu đòi nợ ngân hàng. Và phía ngân hàng vẫn cố tình “chây ì” dù bản án có hiệu lực và Cục thi hành án có nhiều văn bản yêu cầu hoàn trả số tiền đang giữ của doanh nghiệp.
Hé lộ những tập đoàn lớn đang sở hữu 1/2 ngân hàng Việt Á
- Cập nhật : 15/04/2016
(Tai chinh)
Hiện cơ cấu cổ đông lớn của Ngân hàng TMCP Việt Á – VietABank đã có một số thay đổi, trong khi cổ đông sáng lập muốn thoái toàn bộ vốn thì một số tập đoàn khác lại nhập cuộc đầu tư.
SJC sẽ thoái toàn bộ vốn khỏi Việt Á
Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) sẽ bán đấu giá toàn bộ hơn 12,3 triệu cp tại Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank), tương đương 3,51% tổng lượng cp đang lưu hành của ngân hàng, với giá khởi điểm 11.800 đồng/cp.
SJC là cổ đông sáng lập đồng thời cũng là cổ đông lớn của VietABank với tỷ lệ 9,68% tại thời điểm sáng lập.
Trong số này, CTCP Rạng Đông là cổ đông mới tham gia góp vốn vào VietABank, sở hữu 32,6 triệu cổ phần, tương ứng 9,34% vốn tại ngân hầng này, là cổ đông lớn thứ hai sau CTCP Tập đoàn Đầu tư Việt Phương.
Trước đó, vào thời điểm cuối năm 2015, Công ty CP Đầu tư Hải Phát đã chi 165 tỷ đồng để mua 16,5 triệu cổ phiếu và chính thức nắm giữ 4,71% vốn của VietABank.
Theo báo cáo mới nhất về kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2015, VietABank đạt thu nhập lãi thuần 251 tỷ và lợi nhuận sau thuế hơn 41 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu ở mức 1,75% giảm so với mức 2,33% tại thời điểm cuối năm 2014.
Ngoài ra, tại BCTC kiểm toán hợp nhất 2014 của VietABank, kiểm toán nhấn mạnh Ngân hàng có một số khoản nợ nằm trong đề án tái cơ cấu đã được NHNN phê duyệt lộ trình xử lý đến hết năm 2015. Trong đó, một số khoản nợ được bán cho VAMC vào ngày 22/04/2015 và một số khoản nợ được bán cho một đơn vị có chức năng mua bán nợ vào ngày 05/01/2015. Do đó, VietABank không áp dụng phân loại nợ và trích lập dự phòng cho các khoản nợ này.