Bộ Tài chính cho biết, dừng thực hiện và hủy dự toán đối với các khoản kinh phí mua sắm, sửa chữa đã bố trí trong dự toán ngân sách giao đầu năm nhưng đến ngày 30/6/2017 chưa triển khai thực hiện.

Hong Kong xếp thứ 6 trong các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Với hai hiệp định về đầu tư và thương mại với ASEAN, sắp tới hứa hẹn dòng vốn sẽ đến nhiều hơn.
Hiệp định thương mại tự do và Hiệp định đầu tư song phương ASEAN - Hồng Kông vừa được chính thức ký kết vào giữa tháng 11-2017, dự kiến cần một năm để hoàn tất các thủ tục và bắt đầu có hiệu lực từ 1-1-2019.
Ông Benjamin Chau, Phó cục trưởng Cục Xúc tiến mậu dịch Hong Kong, cho biết đang có dòng chảy vốn đầu tư từ Hong Kong vào Việt Nam với sự quan tâm dành của nhà đầu tư Hong Kong cho thị trường này là chưa từng thấy.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Benjamin Chau cho biết Hong Kong là đối tác thương mại lớn thứ 6 của ASEAN trong năm 2016, trong khi khối ASEAN là đối tác thương mại lớn thứ hai của Hong Kong.
Tổng vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp từ Hong Kong vào ASEAN năm 2016 lên đến 9,9 tỉ USD, tăng so với 4,1 tỉ USD của năm 2015, trong đó riêng Việt Nam là 1,1 tỉ USD.
Con số này thể hiện sự tăng vọt rất rõ khi vào năm 2015 giới đầu tư Hong Kong chỉ đổ vào Việt Nam số vốn ít ỏi là 628 triệu USD.
Hiện nay, Hong Kong là nhà đầu tư lớn thứ 6 tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký lũy kế đến hết tháng 10 đạt hơn 17,6 tỉ USD và xu hướng đang tăng mạnh mẽ.
* Với hai hiệp định vừa được ký kết, theo ông điều đó sẽ tác động như thế nào đến dòng vốn từ Hong Kong vào Việt Nam, và chảy vào đâu?
- Hiệp định đề cập đến những khung pháp lý mới bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư. Nếu nhà đầu tư Việt Nam sang Hong Kong hay ngược lại, sẽ có pháp lý để bảo vệ các khoản đầu tư này. Vì vậy, tôi tin rằng dòng vốn đầu tư từ Hong Kong vào Việt Nam thời gian tới sẽ tăng mạnh.
Theo tôi, đầu tiên, dòng vốn đầu tư sẽ chảy vào lĩnh vực sản xuất vì chi phí thuê đất đai làm nhà xưởng cũng như chi phí nhân công ở Việt Nam vẫn rất cạnh tranh so với ở Hong Kong.
Trước đây, các nhà sản xuất khu vực này thường chọn Trung Quốc lục địa để xây dựng nhà máy nhưng chi phí ở đó cũng đã tăng nhanh. Rất nhiều doanh nghiệp muốn chuyển nhà máy của mình về Việt Nam để tận dụng các ưu thế ở đây.
Tôi tin rằng, cùng với những cam kết mới bảo vệ các nhà đầu tư trong các hiệp định mới, sự dịch chuyển này diễn ra nhanh chóng hơn như trong các lĩnh vực dệt may, điện tử, da giày…
Trong khi đó, kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng nhanh chóng, thu nhập của người dân ngày càng cải thiện. Vì vậy, tôi cũng tin rằng lĩnh vực bán lẻ cũng sẽ thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư Hồng Kông.
Tiếp theo đó là tài chính dịch vụ. Trong xếp hạng tài chính khu vực, Hong Kong nổi lên như một nhà cung cấp dịch vụ tài chính hàng đầu.
Ngoài ra, hiện nay, cơ sở hạ tầng của Việt Nam có vẻ như đang đi sau sự phát triển kinh tế. Các thành phố lớn đều cần nguồn lực đầu tư cho lĩnh vực này như đường xá, tàu điện ngầm, metro… Hong Kong nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này bên, chúng ta cũng không thể không nhắc đến lĩnh vực bất động sản.
* Ông nhận định gì về câu chuyện cắt giảm thuế quan giữa hai thị trường?
- Về thuế quan có vẻ phức tạp hơn do Hồng Kông ký với 10 nước ASEAN, và mỗi nước muốn có một lộ trình riêng, có một vài cam kết khác nhau.
Nhưng hầu hết, các nước trong đó có Việt Nam đều thống nhất dỡ bỏ 75% dòng thuế cho hàng hóa xuất xứ Hong Kong trong 10 năm và giảm thêm 10% trong vòng 14 năm tới.
Như vậy có nghĩa nhiều mặt hàng sẽ được giảm thuế về 0% hoặc giảm sâu 10%. Ngược lại, Hong Kong sẽ giảm thuế hoặc cắt giảm 100% mặt hàng có xuất xứ từ ASEAN khi hiệp định có hiệu lực.
N.Bình Thực hiện
Theo Tuoitre.vn
Bộ Tài chính cho biết, dừng thực hiện và hủy dự toán đối với các khoản kinh phí mua sắm, sửa chữa đã bố trí trong dự toán ngân sách giao đầu năm nhưng đến ngày 30/6/2017 chưa triển khai thực hiện.
Giảm lãi suất, đa dạng hóa sản phẩm, tạo dựng hành lang pháp lý thông thoáng, an toàn cho các công ty tài chính và khách hàng... là những giải pháp có thể đẩy lùi nạn tín dụng đen...
Nghị định 93/2017/NĐ-CP của Chính phủ về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại tổ chức tín dụng do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và tổ chức tín dụng có vốn nhà nước có quy định cụ thể 04 nguyên tắc góp vốn, mua cổ phần, chuyển nhượng vốn của tổ chức tín dụng.
Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đang nhận được sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài trong việc mua bán, sáp nhập…còn Chính phủ đang điều chỉnh thể chế cho phù hợp để vốn chảy về "vũng trũng".
Về giá trị tuyệt đối, tất cả 12 ngân hàng khảo sát đều có số nợ xấu gia tăng. Tuy vậy, nhờ đẩy mạnh tín dụng trong 6 tháng đầu năm nên chỉ có 5/12 ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu tăng so với đầu năm...
Việc lạm dụng, trục lợi diễn ra cả từ phía người lao động, người thụ hưởng và người sử dụng lao động, với chiều hướng ngày càng gia tăng và diễn biến ngày càng phức tạp.
Kết quả kinh doanh 6 tháng qua của các ngân hàng cho thấy, dù bức tranh lợi nhuận của ngành đã khởi sắc nhưng vẫn có những áp lực đối với lợi nhuận 6 tháng cuối năm.
Gần đây, làn sóng rút vốn của các nhà đầu tư ngoại khỏi ngân hàng Việt làm dấy lên những lo lắng về tương lai của các ngân hàng trong nước khi không còn được hỗ trợ từ phía các nhà đầu tư ngoại.
Lãi suất có quy luật riêng của nó, nên không thể dùng các biện pháp hành chính để nâng hay hạ lãi suất một cách trái quy luật...
Các ngân hàng ASEAN đang trong "giai đoạn chuyển tiếp" và phải cung cấp các dịch vụ tốt hơn cho một thế hệ mới với sức tiêu thụ cao hơn
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự