tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Dùng 40.000 tỷ đồng bán cổ phần để đầu tư phát triển

  • Cập nhật : 14/11/2015

(Kinh te)

Quốc hội vừa đồng ý sử dụng 40.000 tỷ đồng tiền bán cổ phần sở hữu của Nhà nước tại một số doanh nghiệp để đầu tư phát triển.

nha nuoc se ban het von dang nam giu tai 10 doanh nghiep hang dau, dac 
biet la vinamilk voi gia 
tri hon 2,5 ti usd. trong anh: day chuyen san xuat sua bot cua vinamilk tai binh duong - anh: t.t.d.

Nhà nước sẽ bán hết vốn đang nắm giữ tại 10 doanh nghiệp hàng đầu, đặc 
biệt là Vinamilk với giá 
trị hơn 2,5 tỉ USD. Trong ảnh: dây chuyền sản xuất sữa bột của Vinamilk tại Bình Dương - Ảnh: T.T.D.

Trong Nghị quyết về dự toán Ngân sách Nhà nước 2016 vừa được Quốc hội thông qua sáng nay 11-11, Quốc hội đã đồng ý sử dụng 40.000 tỷ đồng tiền bán cổ phần sở hữu của Nhà nước tại một số doanh nghiệp để đầu tư phát triển.

Trường hợp ngân sách trung ương năm 2015 bị hụt thu, cho phép sử dụng không quá 10.000 tỷ đồng tiền bán cổ phần sở hữu của nhà nước nhưng chỉ để cân đối, đáp ứng nhiệm vụ chi đầu tư phát triển.

Sử dụng 30.000 tỷ đồng đưa vào dự toán ngân sách nhà nước năm 2016 để tăng chi đầu tư phát triển.

Xử mạnh chây ì nợ thuế

Trước ý kiến một số ý kiến ĐBQH cho rằng, tình trạng trốn thuế, nợ đọng thuế còn rất lớn, nhưng biện pháp khắc phục chưa tốt, Chủ nhiệm Uỷ ban tài chính và ngân sách của QH Phùng Quốc Hiển cho biết số liệu cho thấy nợ đọng thuế trên cả nước còn rất lớn (khoảng 76 nghìn tỷ đồng), nếu loại trừ các khoản nợ bất khả kháng do nguyên nhân khách quan, nợ khó thu, chậm nộp, tạm khoanh lại, thì số nợ có khả năng thu khoảng 34 nghìn tỷ đồng.

Vì vậy, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ tiếp tục chỉ đạo quyết liệt hơn bằng các biện pháp mạnh mẽ để khắc phục tình trạng trốn thuế, chây ỳ nợ thuế, có biện pháp xử lý nghiêm minh các doanh nghiệp nợ thuế kéo dài trong nhiều năm.

Phải kiên trì giảm bội chi

Liên quan đến tình trạng nợ công và đảo nợ  tăng lên hàng năm, theo ông Phùng Quốc Hiển, trong những năm qua, tăng trưởng kinh tế và đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông, thủy lợi, điện, giáo dục, y tế... phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước (NSNN).

Trong khi đó, đầu tư phát triển chủ yếu được sử dụng từ nguồn đi vay.

Mặc dù vẫn còn tình trạng sử dụng vốn vay chưa hiệu quả, song vốn vay đã bổ sung nguồn lực đáng kể cho đầu tư toàn xã hội; nhiều dự án lớn, trọng điểm (như hạ tầng giao thông, điện, hàng không...) đã được đầu tư từ nguồn vốn vay, đưa vào sử dụng góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội; nền kinh tế nước ta đã từng bước vượt qua tình trạng trì trệ, phục hồi tăng trưởng.

Tuy nhiên, việc tăng chi đầu tư từ NSNN để thúc đẩy kinh tế vượt qua khó khăn, do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới đã dẫn tới mức dư nợ công có xu hướng tăng (năm 2011 mức dư nợ công là 50%GDP, dự kiến cuối năm 2015 ở mức 61,3%GDP), nguyên nhân chủ yếu do bội chi NSNN và phát hành trái phiếu Chính phủ ở mức cao.

Việc bố trí trong cân đối NSNN không đủ để trả nợ đến hạn, nên dẫn tới phải vay để trả các khoản nợ đến hạn (năm 2013 là 40.000 tỷ đồng; năm 2014 là 72.000 tỷ đồng; dự kiến năm 2015 là 125.000 tỷ đồng).

Mặc dù số vay đảo nợ không làm tăng thêm mức dư nợ công và dư nợ Chính phủ, nhưng việc phải vay đảo nợ nhiều sẽ ảnh hưởng đến khả năng huy động thực tế và làm tăng chi phí do phải thanh toán lãi vay tính trên số vay đảo nợ.

“Vì vậy, UBTVQH đề nghị Chính phủ trong thời gian tới cần xác định lộ trình và kiên trì giảm bội chi NSNN hàng năm, ưu tiên đảm bảo thanh toán đầy đủ các khoản nợ (cả gốc và lãi) đến hạn của NSNN, giảm mức vay đảo nợ”  - Ông Hiển nói.

(Theo Báo Tuổi Trẻ)

 

Trở về

Bài cùng chuyên mục