Nhiều DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thành lập công ty ở các “thiên đường thuế” rồi từ đó mới đầu tư hàng tỷ USD vào Việt Nam. Với các cơ chế đặc thù từ các điểm đầu tư này, cần hết sức cảnh giác.
Dự án đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội ì ạch: Ban quản lý nói gì?
- Cập nhật : 14/11/2015
(Kinh te)
Lãnh đạo Ban quản lý dự án đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội khẳng định công trường quây tôn là để chuẩn bị cho việc triển khai.
Hơn 10 ngày sau khi VOV phản ánh tình trạng thi công ì ạch tại Dự ánđường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội, với nhiều điểm trên tuyến đường Cầu Giấy – Xuân Thủy – Hồ Tùng Mậu chỉ quây tôn rồi để đấy, hiện trạng này vẫn chưa có tiến triển. Trong khi đó, lãnh đạo Ban quản lý dự án khẳng định công trường quây tôn là để chuẩn bị cho việc triển khai.
Chỉ là thời gian chuẩn bị công trường?
Ngày 30/9, trên tuyến đường sắt Nhổn – ga Hà Hội vẫn còn nhiều điểm chưa có thiết bị và vắng bóng công nhân thi công. Một số người dân sống quanh khu vực thi công nói: “- Trên đầu đường Cầu Giấy quây rồi, nửa tháng nay chưa thấy làm, chỉ xúc mấy vỉa ba toa.
- Quây thế này mà làm tiến độ nhanh tháo bỏ giải tỏa được đường đi đỡ tắc, cứ để thế này càng lâu, không bỏ được tôn quây đi thì giao thông ùn tắc, đây là trục đường chính lưu lượng người đi lại đông.
- Ảnh hưởng thứ nhất là giao thông, buôn bán làm ăn nó khó, thấy dự án vẫn đang làm nhưng tiến độ chậm”…
Theo Ban quản lý Dự án đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội, Dự án này có 9 gói thầu, 4 gói thầu xây lắp trên cao và hầm ngầm, các nhà ga đã được triển khai. Các nhà thầu cũng chuẩn bị thiết bị, máy móc rất lớn phục vụ việc thi công. 5 gói thầu thiết bị, hạ tầng kỹ thuật ga, tàu điện, đường ray… đang được đấu thầu, thương thảo, đánh giá tài chính và sẽ thực hiện từ nay cho tới cuối năm.
Về tiến độ dự án, ông Lê Huy Hoàng, Phó Trưởng ban quản lý Dự án đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội cho biết “có thể” sẽ hoàn thành được mục tiêu thành phố Hà Nội đặt ra là hoàn thành xây dựng, lắp đặt vào cuối năm 2018 và kiểm tra, đánh giá, vận hành vào năm 2019.
Trước phản ánh công trường dự án có nhiều điểm chỉ quây tôn không thi công, gây ảnh hưởng giao thông trên tuyến đường Hồ Tùng Mậu – Xuân Thủy – Cầu Giấy, ông Lê Huy Hoàng cho rằng: “Tất cả việc này là chuẩn bị công trường.
Từ lúc rào đến lúc thi công được thì cũng mất từ 7 đến 10 ngày công trường mới hoạt động. Có thể người dân, hay các đồng chí cảnh sát giao thông thấy chưa làm gì, chưa dựng cả máy lên, thì đó là giai đoạn chuẩn bị công trường. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện nay, những phàn nàn về dự án không có người dân cũng ủng hộ cho dự án. Trên đường Xuân Thủy – Cầu Giấy khi đi lại phàn nàn của người dân không có”.
Cần những giải pháp, kế hoạch đặc biệt
Dự án đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội nằm trong danh mục 21 công trường gây ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội được Sở Giao thông Vận tải Hà Nội rà soát xem xét thu hồi các rào chắn tại điểm chưa thi công.
Ông Nguyễn Ngọc Long, Phó Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật Cầu đường Việt Nam cho rằng: Trong điều kiện khó khăn về giao thông, không nên chiếm dụng mặt đường trong thời gian dài. Ban quản lý dự án cần công khai thông tin cho người dân biết tiến độ thi công, thời gian chiếm dụng mặt bằng.
Khi đã quyết định đóng hàng rào, Ban quản lý dự án phải đốc thúc các nhà thầu tập trung máy móc, phương tiện, thiết bị kiểm soát tiến độ theo từng ngày, từng giờ. Tất cả các quy trình không được bỏ bước nào nhưng phải rút ngắn được thời gian thi công.
“Nhân dân phản ánh vẫn còn rất nhiều thời gian trống chiếm dụng mặt đường nhưng không thấy công trường hoạt động, Ban quản lý dự án phải nghiêm túc xem xét ngay lập tức để khắc phục ngay tình trạng này. Mục đích là rút ngắn thời gian chiếm dụng mặt bằng. Thi công công trình trong đô thị đòi hỏi một sự cố gắng, tinh thần trách nhiệm cao để áp dụng các giải pháp đặc biệt, kế hoạch đặc biệt để rút ngắn thời gian thi công” – ông Long nói.
Để giảm ùn tắc trên tuyến đường phía Tây Hà Nội, Ban quản lý dự án cũng cần có những giải pháp đẩy nhanh tiến độ các gói thầu, công bố công khai những thông tin về thời gian thực hiện, dự kiến thời gian hoàn trả mặt đường để người dân giám sát một cách công khai.