(Tin kinh te)
Việc vốn đầu tư nước ngoài rút khỏi những nền kinh tế mới nổi đến nay không còn là hiện tượng riêng lẻ nữa mà đang trở thành xu thế. Nếu cứ tiếp diễn như vậy thì kinh tế thế giới sẽ xáo động mạnh trong thời gian tới.
Vốn đầu tư nước ngoài rút khỏi những nền kinh tế mới nổi: Xoay chiều - ảnh 1Ở Trung Quốc, Nga, Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ, Malaysia... đều thấy mức độ tăng trưởng giảm, bản tệ mất giá, chuyển đổi cơ cấu kinh tế trì trệ, các vấn đề xã hội trầm trọng và cả mất ổn định chính trị - Ảnh minh họa: AFP
Tờ Financial Times trích dẫn số liệu từ nhiều ngân hàng đầu tư và viện nghiên cứu trên thế giới cho biết từ tháng 6.2014 đến cuối tháng 7.2015 đã có 940 tỉ USD vốn đầu tư nước ngoài rút khỏi 19 nền kinh tế thuộc diện lớn nhất và phát triển nhất trong nhóm mới nổi.
Như vậy, sau thời gian khá dài đóng vai trò trụ cột, động lực và đầu tàu cho tăng trưởng kinh tế thế giới, những nền kinh tế này giờ vừa không còn đảm đương nổi vai trò đó vừa dần trở thành “gánh nặng”.
Sự xoay chiều này có nguyên do trước hết ở chính những nền kinh tế nói trên. Nhịp độ tăng trưởng giảm, tiền tệ biến động và bất an về chính trị - xã hội khiến môi trường đầu tư và kinh doanh không còn thuận lợi trong suy tính của các nhà đầu tư nước ngoài.
Điển hình là Trung Quốc, Nga, Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ, Malaysia... Ở tất cả những nơi này đều thấy mức độ tăng trưởng giảm, bản tệ mất giá, chuyển đổi cơ cấu kinh tế trì trệ, các vấn đề xã hội trầm trọng và cả mất ổn định chính trị.
Nguyên nhân trực tiếp thứ hai là triển vọng tăng lãi suất cơ bản ở Mỹ. Sự khả quan trong tăng trưởng kinh tế và giảm tỷ lệ thất nghiệp cùng với khả năng Cục Dự trữ liên bang Mỹ có thể nâng lãi suất cơ bản khiến thị trường nước này trở nên hấp dẫn, góp phần làm xoay chiều dòng vốn đầu tư trên thế giới.
(Theo Báo Thanh Nien)