Các nhà đầu tư tự do và các chuyên gia tranh cãi gay gắt về hướng đi của giá vàng ngắn hạn trọng tuần tới (21-26/12), cũng là tuần nghỉ lễ.
Kỷ nguyên lãi suất thấp vẫn chưa chấm dứt dù Fed tăng lãi suất
- Cập nhật : 18/12/2015
(Tai chinh)
Thời đại của chính sách tiền tệ nới lỏng vẫn chưa khép lại tại những nền kinh tế chính trên thế giới.
Ngay cả sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tuyên bố nâng khoảng mục tiêu cho lãi suất liên bang lên 0,25% - 0,5%, con số này vẫn thấp hơn mức bình quân 2% của giai đoạn kể từ năm 2000 đến nay và mức 3,2% của giai đoạn 2000-2007.
Điều đó đồng nghĩa với cho đến cuối năm 2016 mức lãi suất trung bình của 8 quốc gia phát triển và khu vực đồng euro mà ngân hàng JPMorgan theo dõi vẫn chỉ ở mức 0,36%, thấp hơn 3 điểm phần trăm so với mức lãi suất bình quân giai đoạn 2005 – 2007.
Thậm chí theo tính toán của JPMorgan, nếu từ nay trở đi trung bìnhFed nâng lãi suất tham chiếu lên 1,5% mỗi năm, lãi suất cho các nền kinh tế công nghiệp trọng điểm sẽ vẫn dưới chuẩn 1% do NHTW châu Âu (ECB) và NHTW Nhật Bản (BOJ) không nâng lãi suất.
Theo như lời của Thống đốc NHTW Anh, lãi suất thấp là căn bệnh mãn tính của nền kinh tế thế giới ngay cả khi có sự tác động của Fed. Trong khi có hàng vạn câu hỏi về hiệu lực của chính sách tiền tệ mới, thì với lạm phát thấp và tốc độ phát triển mờ nhạt, kinh tế toàn cầu vẫn sẽ cần đến chính sách tiền tệ nới lỏng.
Giám đốc kinh tế học toàn cầu tại JPMorgan New York, David Hensley nhận định: “Fed hành động quá chậm chạp, trong khi cũng chẳng có nước nào đi theo Fed trong suốt hành trình đó. ECB và BOJ chắc chắn sẽ không tăng lãi suất trong tương lai gần.”
Theo JPMorgan, thậm chí trong 12 tháng tới sẽ có nhiều ngân hàng cắt giảm lãi suất. Trong số 31 NHTW mà JPMorgan giám sát thì có đến 9 ngân hàng sẽ cắt giảm bao gồm Trung Quốc, Thụy Điển, New Zealand và Malaysia. Số các nền kinh tế mới nổi neo đồng tiền vào đồng USD đang giảm xuống, đồng nghĩa với việc nhiều nước sẽ không cần phải tăng lãi suất theo Fed.
Tuy nhiên vẫn có 10 NHTW tăng lãi suất theo Fed, trong đó có NHTW Anh sẽ tăng trong quý II và NHTW Canada sẽ tăng trong Quý IV. David Hensley cho rằng một số nền kinh tế phát triển có lẽ sẽ tăng nhiều hơn dự đoán.
Bảng cân đối kế toán của các NHTW vẫn đang phình to bởi chính sách nới lỏng định lượng. Bank of America (BofA) tính toán 4 NHTW lớn trên thế giới sẽ mở rộng từ 11.000 tỷ USD trong năm nay lên đến 13.500 tỷ USD vào cuối năm 2017.
Fed không có kế hoạch cắt giảm tài sản trước khi tăng lãi suất, trong khi BofA dự đoán ECB và BOJ sẽ đẩy mạnh mua vào trái phiếu.
Hiện nay, khối lượng bảng cân đối kế toán của Fed ở vào khoảng 25% GDP, của ECB sẽ đạt 33,8% GDP vào tháng 5/2017 và BOJ sẽ tăng lên gần 108% GDP vào cuối năm đó.
Michael Hanson, nhà kinh tế học tại BofA nhận định, “Một khối lượng thanh khoản lớn sẽ được bơm vào thị trường toàn cầu trong 2 năm tới, ngay cả khi một số NHTW có động thái tăng lãi suất muộn. Sự kết hợp này sẽ giúp chính sách tiền tệ có tính thích nghi cao trên toàn cầu, dẫn đến tốc độ tăng trưởng toàn cầu được nâng lên, giúp thiết lập hạn mức lạm phát và hỗ trợ cầu tài sản rủi ro. Trong khi tỷ suất lợi nhuận trái phiếu dài hạn vẫn được duy trì ở mức cao.”
Tuy nhiên Steve Barrow – người đứng đầu nhóm Group-of-10 strategy tại SB London lại thể hiện quan điểm hoài nghi, ông cho rằng thế giới đang ở “điểm uốn” (trong toán học đây là điểm đổi dấu của hàm số). Cắt giảm lãi suất và mua vào trái phiếu ở những nơi khác không có sức ảnh hưởng bằng Fed do đồng USD là đồng tiền quốc tế chính, chiếm tỷ trọng cao trong các giao dịch ngoại hối.
“Quan trọng là để không dựa dẫm vào chính sách tiền tệ của Fed là rất khó, ngay cả khi không có ý phụ thuộc từ ban đầu. Chúng ta nên chuẩn bị cho những biến động lớn hơn của đồng USD. Đồng USD sẽ tăng giá cao trong khi giá tài sản rủi ro sẽ giảm.”
Nếu Mỹ không rơi vào điểm suy thoái, lãi suất tăng sẽ diễn lại kịch bản của ngày hôm qua. Cựu Bộ trưởng tài chính Mỹ - ông Lawrence Summmers đặt cược 50/50 vào một sự suy thoái sẽ diễn ra trong hai năm tới.
“Chúng ta sẽ không nói lời vĩnh biệt với mức lãi suất dưới 0", Summers cho hay.