Trong các biến số kinh tế vĩ mô cơ bản, về lý thuyết thì dầu thô không có mặt. Nhưng dầu thô thực tế lại có thể xem là một trong những biến số cơ bản nhất, chi phối mạnh đến các biến số khác bao gồm cả lạm phát, tỷ giá, lãi suất…
Xuất khẩu giảm, nhiều nước châu Á sẽ phải hạ lãi suất?
- Cập nhật : 23/02/2016
(Tai chinh)
Trong bối cảnh giá dầu giảm giúp hạ nhiệt áp lực lạm phát, chính sách tiền tệ nới lỏng chính là điều mà châu Á cần đến để thúc đẩy kinh tế khi mà xuất khẩu suy giảm.
Xuất khẩu của các nước châu Á đồng loạt giảm trong năm 2015 và bóng ma của nó còn ám ảnh đến tận năm nay. Tháng 1/2016, Trung Quốc và Indonesia đều giảm xuất khẩu. Trong khi đó, Hàn Quốc ghi nhận mức giảm xuất khẩu mạnh nhất kể từ năm 2009. Ngân hàng trung ương Thái Lan dự báo, xuất khẩu sẽ giữ nguyên trong năm 2016, sau 3 năm giảm liên tiếp.
Theo ông Edward Teather, chuyên gia kinh tế tại UBS AG Singapore, sự lo lắng trên thị trường tài chính và nỗi sợ hãi rằng kinh tế toàn cầu sẽ phát triển chậm lại làm xuất khẩu giảm, do đó cần đến chính sách tiền tệ nới lỏng.
Và, ở đây các nước châu Á có một tin tốt: giá dầu hạ sẽ giúp lạm phát đẩy lùi, tạo ra dư địa để điều chỉnh chính sách tiền tệ nhằm tăng lực cầu nội địa. Indonesia - là nước nhập siêu về dầu - đã giảm lãi suất trong 2 tháng liên tiếp. Hàn Quốc hay Thái Lan có thể sẽ áp dụng chính sách này trong thời gian tới.
Các ngân hàng trung ương đang theo dõi ảnh hưởng của việc hạ giá đồng tiền lên phát triển kinh tế. Trong 12 tháng trở lại đây, ngoại trừ đồng yên, các đồng tiền khác của châu Á đều giảm giá so với đồng USD. Trong đó, đồng ringgit của Malaysia và đồng won của Hàn Quốc mất giá nhiều nhất.
Theo dự báo của UBS và Australia & New Zealand Banking Group Ltd., Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc sẽ áp dụng chính sách nới lỏng tiền tệ trong năm nay. Trong khi đó, Credit Suisse dự báo rằng ba nước trên, cùng với Thái Lan và Đài Loan sẽ cùng hạ lãi suất.
Indonesia là một ví dụ cho thấy những áp lực mà các nhà làm chính sách của châu Á phải đối mặt khi rủi ro tăng cao. Năm ngoái, kinh tế Indonesia tăng trưởng ở mức chậm nhất kể từ khủng hoang tài chính năm 2009. Nhiều người cho rằng ngân hàng trung ương Indonesia sẽ giảm lãi suất từ 7,25% hiện nay xuống còn 7%. Tháng 1 vừa qua, Indonesia giảm lãi suất lần đầu tiên trong hơn 11 tháng, trong khi chính phủ đang có kế hoạch tăng chi tiêu công để thúc đẩy kinh tế.
Tỷ lệ lạm phát của Indonesia là 4,1%, giảm từ mức 6,96% của cùng kỳ năm trước. Đây cũng là xu hướng chung của các nước châu Á.
Philippine dự báo , năm nay, kinh tế nước này sẽ tăng 6,8 – 7,8% thay vì 8% như dự báo trước đây. Trong khi đó, ngân hàng trung ương Hàn Quốc cảnh báo các rủi ro đang ngày càng tăng. Hội đồng Phát triển kinh tế và xã hội Quốc gia Thái Lan (NESDB) cũng hạ mức dự báo tăng trưởng GDP, từ mức 2,8 – 3,8% xuống còn 3 - 4% do xuất khẩu giảm.
Theo ông Michael Wan, chuyên gia phân tích của Credit Suisse Singapore, việc tốc độ phát triển kinh tế giảm, nhất là tại các nước châu Á sẽ làm các ngân hàng trung ương tiếp tục cắt giảm lãi suất. Áp lực lạm phát đang giảm do giá dầu hạ. Điều này sẽ giúp các ngân hàng trung ương sẽ có các bước đi thận trọng hơn đối với các rủi ro trong năm nay.