VDSC dự báo, nhu cầu huy động vốn sẽ tăng tốc trong năm sau. Những cơn sóng ngầm điều chỉnh lãi suất huy động gần đây là dấu hiệu đầu tiên về sự gia tăng cạnh tranh thông qua công cụ lãi suất giữa các ngân hàng.
Tín dụng đen: Vay dễ, trả “khó”
- Cập nhật : 20/12/2015
(Tai chinh)
Vay tiền qua ngân hàng phải tuân thủ các quy trình, thủ tục như quy định. Nhiều người dân vốn có tâm lý muốn nhanh chóng và để được việc nên đã sử dụng việc “ “vay nóng” bên ngoài
phát triển kênh cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính được xem là lựa chọn nhằm hạn chế tín dụng đen
Không tài sản thế chấp, không thu nhập ổn định, những người có nhu cầu vay tiền buộc phải tìm đến "tín dụng đen". Khi mất khả năng trả nợ, người vay phải chui lủi trốn tránh, còn chủ nợ làm đủ cách từ nhắc nhở đến đe dọa, dùng bạo lực...
Anh Nguyễn Ngọc Long, một người đi vay nặng lãi, vì nợ quá hạn đã từng bị côn đồ đòi nợ. Anh cho biết, vì chơi bóng thua đành phải đi vay chỗ này để trả chỗ kia. Hiện anh Long vẫn còn nợ tổng cộng khoảng 50 triệu đồng, tiền lãi trả mỗi tháng tới hơn 10 triệu đồng. Không còn khả năng trả nợ, thời gian gần đây anh buộc phải trốn chui lủi.
Khác với anh Long, anh Trần Văn Sơn, kinh doanh một quán ăn đêm cho biết, anh cũng đã từng đi vay “nóng” để nhập hàng những lúc nhỡ nhàng. Không chọn ngân hàng để vay tiền vì theo anh Sơn, nếu không có tài sản thế chấp hay bảng lương, không phải ai cũng vay được ở ngân hàng. “Đi vay nóng ở ngoài, vay thì nhanh lắm, rất dễ nhưng trả thì vất vả vì lãi suất cao, chưa kể trả chậm họ kéo đến dọa nạt, sống không yên”, anh Sơn cho biết.
Theo lời một chủ tiệm cầm đồ chuyên cho vay lãi ở khu vực quận Cầu Giấy, trong 100 khách vay “nóng” thì có tới 20 khách chây ì và khoảng chục người bỏ trốn. “Nhiều khách dù có khả năng thanh toán nhưng họ vẫn cố tình không trả. Vì thế, biện pháp đòi nợ thường phải “nghiêm khắc”, và phải rất “mạnh tay” mới đòi được”, chủ cửa hàng này chia sẻ.
Không riêng ở Hà Nội, việc vay tiền ngân hàng với nhiều thủ tục rườm rà cũng khiến nhiều nông dân ở khu vực Tây Nguyên đã phải tìm đến các hộ kinh doanh dịch vụ cho vay tiền trên địa bàn. Đây là kết quả khảo sát được đưa ra tại hội thảo “Chuyển đổi sinh kế và tình trạng tài chính của một số tộc người thiểu số ở Việt Nam” do Viện Nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường (iSEE) và Trung tâm Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn miền Nam (SCAP) tổ chức mới đây tại Hà Nội.
Kết quả nghiên cứu khảo sát 100 hộ tại Đắk Lắk và Lâm Đồng cho thấy, một tỷ lệ rất lớn hộ dân đang phải gánh các khoản nợ khác nhau với mức độ nợ từ 50 đến 240 triệu đồng. Đáng chú ý, phần lớn các hộ dân này đang phải vay nặng lãi từ tư nhân để đầu tư cho sản xuất nông nghiệp (chiếm 77%), với lãi suất lên tới 50-60%/năm, thay vì có thể vay ở các ngân hàng với lãi suất thấp như chính sách quy định.
Báo cáo cũng chỉ ra rằng, người dân ở các tỉnh Tây Nguyên chủ yếu tìm đến các hộ đại lý vật tư nông nghiệp để vay tiền (chiếm hơn 50%); trong khi đó, vay ở các Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng NN&PTNT chỉ chiếm 20%. Các hình thức vay tư nhân chủ yếu là vay nóng tiền mặt với lãi suất 3-5%/tháng (vay 1 triệu đồng trả lãi 30.000-50.000 đồng/tháng); vay cà phê nhân (quy đổi phân bón ra cà phê nhân với giá chốt bằng 1/2 giá thị trường).
Theo TS. Vũ Đình Ánh - chuyên gia kinh tế, có một hướng giải pháp giúp hạn chế tín dụng đen, đồng thời hướng người dân sử dụng các dịch vụ vay vốn chính thống, đó là phát triển kênh cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính.
“Cơ chế hoạt động của công ty tài chính hoàn toàn khác với khối các ngân hàng thương mại. Người dân có thể vay vốn dễ dàng, nhanh hơn, thuận tiện hơn. Bất kì ai cũng có thể vay được mà không phải lo về tài sản thế chấp hay chứng minh thu nhập, cũng như không lo về mặt pháp luật bởi họ hoạt động chuyên nghiệp trong khuôn khổ được pháp luật cho phép. Bởi những lợi ích như thế, kênh cho vay này cần được phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới để mọi người dân đều có thể dễ dàng tiếp cận được với dịch vụ vay vốn cho nhu cầu đời sống tiêu dùng”, TS.Vũ Đình Ánh chia sẻ.