Việc đồng tiền Trung Quốc được đưa vào giỏ tiền tệ thế giới sẽ tácđộng đến kinh tế Việt Nam - vốn đang lệ thuộc nhiều vào nước này, thể hiện ở con số nhập siêu rất lớn.
Tái cơ cấu ngân hàng: Hóa giải các "nút thắt"
- Cập nhật : 02/12/2015
(Tai chinh)
Vấn đề cấp bách hiện nay đối với tái cấu trúc hệ thống ngân hàng phải bắt đầu từ giải quyết nợ xấu, tài sản đảm bảo và rào cản của thủ tục vay vốn. Đó chính là những “nút thắt” cần hóa giải để hệ thống ngân hàng hoạt động trơn tru.
Tái cơ cấu xử lý nợ xấu ngân hàng trong điều kiện nhiều yếu tố không thuận lợi nhưng với sự nỗ lực, quyết tâm của toàn ngành ngân hàng và hệ thống chính trị, kết quả tái cơ cấu, xử lý nợ xấu đã và đang đi đúng mục tiêu. Theo đó, các TCTD phát triển các hoạt động kinh doanh chính, đổi mới quản trị ngân hàng phù hợp hơn các thông lệ, chuẩn mực quốc tế.
Thanh lọc hệ thống
NHNN đã kiểm soát được và từng bước xử lý các TCTD yếu kém. Sự ổn định, an toàn hệ thống các TCTD được giữ vững và cải thiện làm lành mạnh môi trường kinh doanh ngân hàng. Các giải pháp cơ cấu lại nợ và xử lý nợ xấu đã phát huy tác dụng (đặc biệt là VAMC) góp phần quan trọng nâng cao chất lượng tín dụng và giảm tỷ lệ nợ xấu so tổng dư nợ. Nhờ đó, dòng vốn của nền kinh tế từng bước được khơi thông trở lại, tín dụng ngân hàng được phân bổ hợp lý cho các mục đích sử dụng và phù hợp với định hướng đổi mới, phát triển kinh tế – xã hội quốc gia bền vững.
Thực tế cho thấy, kết quả cơ cấu lại các TCTD không chỉ làm lành mạnh TCTD mà còn tạo động lực cho tái cấu trúc doanh nghiệp, thị trường và đầu tư. Việc sáp nhập, hợp nhất diễn ra mạnh mẽ trên cơ sở tự nguyện giữa các NHTM bình thường với NHTM yếu kém, giữa NHTM bình thường với nhau và giữa các NHTM Nhà nước với NHTM CP đã thúc đẩy quá trình xử lý các NHTM yếu kém, đồng thời tăng quy mô và năng lực cạnh tranh của các NHTM.
Nằm trong tổng thể các giải pháp xử lý TCTD yếu kém, NHNN đã mua lại ba ngân hàng TMCP với giá 0 đồng (NH Xây dựng, NH Đại Dương, NH Dầu khí toàn cầu) và chỉ định các NHTM nhà nước tham gia tái cơ cấu 3 ngân hàng này.
Thực tế đã chứng minh, việc NHNN mua lại ngân hàng yếu kém không vì mục tiêu lợi nhuận mà là nhằm cơ cấu lại ngân hàng yếu kém và bảo đảm an toàn hệ thống các TCTD. Sau khi những khó khăn, yếu kém được khắc phục hoạt động của ngân hàng được NHNN mua lại về cơ bản ổn định và trở lại bình thường, giá trị doanh nghiệp và vốn chủ sở hữu của ngân hàng được mua lại gia tăng, NHNN sẽ tiến hành thoái vốn thông qua sáp nhập, hợp nhất với ngân hàng khác (trong đó ưu tiên sáp nhập vào NHTM NN để tăng quy mô và năng lực cạnh tranh của NHTM NN), cổ phần hóa hoặc bán cho nhà đầu tư tiềm năng…
Như vậy, mọi nỗ lực và giải pháp tái cơ cấu các TCTD được triển khai đến nay, đặc biệt là việc áp dụng các biện pháp can thiệp bắt buộc hay mua lại ngân hàng yếu kém được thực hiện đúng pháp luật và không nằm ngoài mục tiêu nhằm bảo vệ tốt nhất tiền, tài sản của Nhà nước của doanh nghiệp và người dân.
Sau chặng đường gần 4 năm thực hiện đề án tái cơ cấu hệ thống các TCTD (giai đoạn 2011-2015) và đề án xử lý nợ xấu của các TCTD VN, đến nay, về cơ bản việc tái cơ cấu đang được triển khai theo đúng mục tiêu, định hướng và lộ trình đề ra và đã đạt được một số kết quả đáng kể. Trước tái cơ cấu, tỷ lệ nợ xấu khoảng 17% (tháng 9/2012) thì đến 9/2015 nợ xấu ngân hàng dưới 3%. Cho đến nay đã có 9 TCTD được sáp nhập, hợp nhất vào TCTD khác; 4 TCTD được mua lại.
Tái cơ cấu các TCTD không dừng ở vấn đề xử lý TCTD yếu kém mà còn xử lý tình trạng đầu tư, sở hữu chéo. Nhờ đó, số cặp TCTD sở hữu chéo trực tiếp lẫn nhau đã giảm từ 7 cặp trong năm 2012 xuống chỉ còn 3 cặp hiện nay.
Vẫn còn những nút thắt
Tuy nhiên, việc tái cơ cấu các TCTD bên cạnh thành công còn tồn tại một số vấn đề nổi bật như: Xử lý nợ xấu và sở hữu chéo chưa triệt để; chưa có sự đồng bộ về tái cơ cấu TCTD và tái cơ cấu kinh tế, chưa được gắn với tái cơ cấu với đầu tư công; cơ sở pháp lý cho tái cơ cấu các TCTD và sở hữu chéo chưa đầy đủ, đồng bộ.
Vì vậy, cần có các biện pháp xử lý các “nút thắt” về tài sản đảm bảo, hỗ trợ các TCTD đẩy nhanh tiến độ và hiệu quả xử lý tài sản đảm bảo phù hợp với các điều khoản thỏa thuận tại hợp đồng tín dụng, đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu trong toàn hệ thống. Nguyên do nằm ở vấn đề thanh lý tài sản đảm bảo. Nếu việc này được giải quyết một cách nhanh chóng thì tái cơ cấu và xử lý nợ xấu sẽ nhanh và triệt để hơn.
Ở Mỹ, xử lý nợ nói chung và nợ xấu nói riêng có 2 cách: Thông qua kênh pháp lý và tòa án. Đối với cách một, ngân hàng có quyền thế chấp ưu tiên tại mặt hàng bảo đảm. Khi quá hạn có thư thông báo, sau thời hạn sẽ bán đấu giá. Sau ba lá thư, khách hàng biết điểm đấu giá, ngân hàng có thể đem tài sản đi bán đấu giá hoặc cấn trừ nợ, nếu thừa đem trả cho khách hàng. Cách hai, ngân hàng thu hồi nợ không được thì đưa ra tòa án giải quyết. Nợ không được giải quyết, tòa án tuyên bố phá sản cho doanh nghiệp.
Ở VN, hầu như vụ xử lý nợ qua việc thương thảo giữa người đi vay và cho vay, phần lớn phải đem nhau ra toà ròng rã bao nhiêu năm trời. Khi có phán quyết của tòa án thì tùy theo nhận định, sự hiểu biết của các đơn vị thi hành án. Đã đến lúc, khung pháp lý của VN cần thay đổi để các TCTD có cách giải quyết giữa các thành phần kinh tế với nhau mà không nhất thiết phải qua tòa án. Ngân hàng có quyền thế chấp, trường hợp không trả được nợ, ngân hàng có quyền thế chấp tài sản đó. ..
Để xử lý các “nút thắt” trên, Chính phủ cần chỉ đạo các bộ, ngành liên quan phối hợp với NHNN thực hiện xử lý đồng bộ vướng mắc trên. Đồng thời, đã đến lúc cần có những sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn đồng bộ các quy định trong Luật Đất đai, Luật Dân sự, các quyết định, nghị định về bảo đảm tiền vay theo hướng cho phép TCTD được quyền chủ động cưỡng chế, thu giữ, phát mại các tài sản đảm bảo của các khoản nợ xấu để thu nợ mà không phụ thuộc vào sự chấp thuận, ủy quyền của chủ tài sản.
Đồng thời, cần ban hành văn bản pháp luật và cơ chế, chính sách, quy định giao cụ thể để chính quyền địa phương tham gia hỗ trợ TCTD xử lý tài sản đảm bảo thu hồi nợ. Mặt khác, cần xây dựng các cơ chế phối hợp với cơ quan công chứng, cơ quan tố tụng và thi hành án trong việc thúc đẩy quá trình xử lý tài sản đảm bảo thu hồi nợ để giúp cho việc xử lý tài sản đảm bảo được triển khai thông thoáng hơn và nhanh gọn hơn.
Ngoài ra, trong trường hợp phải xử lý nợ, cần cho phép các TCTD chuyển nợ thành góp vốn vượt giới hạn góp vốn mua cổ phần theo quy định của NHNN (hiện tại tối đa là 11%)…