tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Giảm lãi suất cho vay: Nhiệm vụ Thống đốc giao, ngân hàng có “khả thi”?

  • Cập nhật : 03/08/2015

(Tai chinh)

Lãnh đạo nhiều ngân hàng kêu khó giảm được lãi suất cho vay trong những tháng cuối năm. Lý do mà các ngân hàng đưa ra là do sức cầu đang tăng lên cùng với kỳ vọng lạm phát nên lãi suất cho vay khó có thể giảm được. Tweet

dien bien lai suat huy dong va cho vay

diễn biến lãi suất huy động và cho vay

TS. Nguyễn Đức Hưởng, Phó chủ tịch HĐQT LienVietPostBank, cho rằng lãi suất cho vay từ giờ đến cuối năm khó có thể giảm thêm được vì kinh tế trong nước đang dần khởi sắc, thanh khoản trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, chứng khoán, bất động sản… đang phục hồi.

Ngân hàng kêu “khó”

“Nguồn vốn tiền gửi ngân hàng đang có sự dịch chuyển sang lĩnh vực kinh doanh trực tiếp và các món giải ngân tín dụng bắt đầu tập trung rút vốn. Do vậy, tình trạng thừa vốn trong hệ thống ngân hàng không còn nữa, cho nên không thể giảm lãi suất tiền gửi và tiền vay được”, ông Hưởng nhận định.

ts. nguyen duc huong, pho chu tich hdqt lienvietpostbank

TS. Nguyễn Đức Hưởng, Phó chủ tịch HĐQT LienVietPostBank

Ông Hưởng còn cho rằng các loại giá cả hàng hóa, nhất là giá điện có xu hướng điều chỉnh tăng nên sẽ làm tăng đầu vào các mặt hàng. Điều này cũng sẽ làm tăng giá ở đầu ra, trong đó có lãi suất.

Cùng quan điểm trên, ông Nguyễn Thanh Toại, Phó Tổng giám đốc ACB, cũng cho rằng để giảm được lãi suất cho vay thì nguồn vốn huy động phải nhiều hơn cho vay. “Giảm có nghĩa là giá hàng hóa phải hạ xuống, có nghĩa là cung phải nhiều hơn cầu. Lãi suất cũng vậy, để giảm được thì nguồn vốn huy động được phải nhiều hơn cho vay. Điều đó có nghĩa nền kinh tế trì trệ. Như vậy sẽ mâu thuẫn với những gì mà các lãnh đạo, nhà nước đang nói về việc nền kinh tế đang phục hồi”, ông Toại bình luận.

Ông Toại cho rằng lãi suất có thể vận hành theo hai trạng thái, hoặc là theo quy luật thị trường hoặc là theo mệnh lệnh hành chính. “Với những gì đang diễn ra trên thị trường, nếu để lãi suất vận hành theo quy luật thị trường thì lãi suất khó giảm. Vì nền kinh tế đang có dấu hiệu khởi sắc, cầu đang tăng lên trong khi cung vẫn như vậy. Vì thế, nếu lãi suất giảm sẽ mâu thuẫn với quy luật của thị trường”, ông Toại phân tích.

Tuy nhiên, lãi suất có thể giảm theo mệnh lệnh hành chính và ý chí của nhà điều hành. “Hiệu lực hành chính phụ thuộc vào người điều hành và ai là người muốn giảm lãi suất? Do vậy, nếu Thống đốc NHNN yêu cầu, các ngân hàng buộc phải giảm lãi suất. Trên thực tế, NHNN vẫn điều hành theo cách này, ví như áp trần lãi suất huy động, trần lãi suất cho vay đối với 5 lĩnh vực ưu tiên. Biện pháp này dù được đánh giá tích cực thì đây vẫn là điều hành bằng biện pháp hành chính”, ông Toại bình luận.

Ông Phan Huy Khang, Tổng giám đốc Sacombank, cho rằng đến thời điểm này vẫn chưa thấy gì. Tuy nhiên, thời gian qua lãi suất trung và dài hạn có chiều giảm, nhưng chỉ giảm ít thôi và chưa thể giảm sâu.

ong phan huy khang, tong giam doc sacombank

Ông Phan Huy Khang, Tổng giám đốc Sacombank

“Thời điểm này thanh khoản của hệ thống ngân hàng vẫn tốt. Những biểu hiện gần đây chưa cho thấy diễn biến lãi suất trong thời gian tới sẽ như thế nào. Tuy nhiên, thời gian qua Sacombank đã giảm được 0,5% và đang cố gắng đến cuối năm sẽ giảm được 1% đối với lãi suất cho vay trung và dài hạn”, ông Khang cho biết.

Chuyên gia “tố” lãi cao cho chênh lệch lãi suất lớn

Nói về vấn đề lãi suất, TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM), hoài nghi về khả năng giảm thêm lãi suất. “Kỳ vọng lạm phát vẫn còn, USD lên giá là yếu tố khó có thể giảm thêm lãi suất tiền đồng”.

Đồng quan điểm trên, TS. Trương Văn Phước, Phó chủ nhiệm Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, cho rằng lãi suất sẽ khó giảm sâu vì nhu cầu vốn đang tăng lên, lãi suất huy động cũng đang tăng lên để đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế.

TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng, còn cho rằng lãi suất cho vay sẽ tăng nhẹ trong những tháng cuối năm, vì ngân hàng đang tăng lãi suất huy động. Đã tăng giá vốn đầu vào rồi thì làm sao giảm lãi suất cho vay được. Nếu giảm thì các ngân hàng sẽ bị lỗ.

ts. nguyen tri hieu, chuyen gia tai chinh ngan hang

TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng

“Hiện nay chênh lệch lãi suất huy động và cho vay (tỷ lệ NIM) của các ngân hàng chỉ khoảng 3 – 4%, thậm chí, có nhiều ngân hàng còn xuống dưới 3%. Trong khi đó, để đảm bảo mức có lãi, tỷ lệ NIM tối thiểu phải 3%. Vậy nên việc giảm lãi suất là rất khó”, ông Hiếu bình luận.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia tố lãi suất cho vay của các ngân hàng hiện nay còn cao là do mức chênh lệch lớn. TS. Nguyễn Tú Anh, Trưởng ban Chính sách kinh tế vĩ mô, CIEM, cho rằng hiện lãi suất huy động của ngân hàng đang rất thấp nhưng lãi suất cho vay lại vẫn cao, doanh nghiệp không chịu đựng được.

“Chênh lệch lãi suất huy động và cho vay ngày càng cao, lên tới gần 70%, lãi suất cao là rào cản khiến doanh nghiệp không thể vay vốn. Có vẻ những chi phí tái cơ cấu đang đẩy sang một bên thứ ba khác là doanh nghiệp”, bà Tú Anh bình luận.

Đồng quan điểm trên, TS. Lê Đình Ân, nguyên Giám đốc Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế Xã hội Quốc gia, phân tích hiện lãi suất huy động trong xu thế tăng, trong khi lãi suất cho vay không hạ và tài chính của hệ thống khó khăn. “Tôi cho rằng mắt xích ngân hàng rất dễ tổn thương nên phải tập trung tái cấu trúc”, ông Ân nói.

Theo ông Ân, mặt bằng lãi suất đã có dấu hiệu tăng trở lại từ đầu tháng 6/2015, sau thời gian dài liên tục giảm. Nhiều ngân hàng đã tăng lãi suất huy động như ACB, Eximbank, BIDV, Vietinbank…

(Theo CafeF)

 

Trở về

Bài cùng chuyên mục