Từ kinh nghiệm của 30 năm làm ăn với các thị trường và đối tác khá đa dạng, Việt Nam cần điều chỉnh quan hệ hợp tác đầu tư với từng thị trường và đối tác, nhằm tận dụng tốt hơn cơ hội khi hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và các hiệp định thương mại tự do (FTA) mới.
Ngân hàng thương mại: Ngột thở với nợ xấu
- Cập nhật : 31/07/2015
(Tin kinh te)
Tại ĐHCĐ của một số NHTMCP lớn vừa qua, điều được các cổ đông quan tâm và đặt câu hỏi xoáy nhất đó chính là nguyên nhân vì sao dẫn đến sự thua lỗ, lý do nợ xấu gia tăng và phương án giảm nợ xấu. Mặc dù đã có những câu trả lời, nhưng ai cũng thấy rõ đó sẽ là chặng đường chông gai.
Mỗi nhà, mỗi cảnh
ViệcNHTMCP Phương Namsáp nhập vào NHTMCPSài Gòn Thương Tín(Sacombank), lãnh đạo Sacombank cho biết sẽ gặp một số khó khăn. Nợ xấu của Sacombank hiện chỉ 1,5% trên tổng dư nợ cho vay, nhưng con số này ở Phương Nam lên tới 5,92% tính đến cuối năm 2014. Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trong 3 năm sau sáp nhập được Sacombank dự kiến sẽ tăng từ 1.800 tỉ đồng năm 2015 lên tới 5.208 tỉ đồng vào năm 2017.
Tại ĐHCĐ thường niên năm 2015 củaEximbank, nhiều cổ đông đã đặt nghi vấn với khoản nợ xấu cho vay sân sau là BĐS, khi ngân hàng này rót hơn 300 tỉ đồng vào cho công ty con trực thuộc là Eximland, khiến nợ xấu tăng lên trong những năm qua… nhưng vẫn chưa nhận được giải đáp cuối cùng. Ông Phạm Hữu Phú - Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Eximbank - cho biết, trước đây NH đã hạch toán bán 2 tài sản và ghi nhận vào lợi nhuận năm trước, tuy nhiên cuối cùng không sang tên được 2 tài sản này nên Eximbank phải thoái khoản dự thu với chênh lệch ghi nhận vào chi phí khác là 285 tỉ đồng (lợi nhuận từ việc bán tài sản này đã dùng chia cổ tức cho cổ đông từ những năm trước). Còn các vấn đề liên quan cho vay ở Eximland thế nào thì phải chờ kết quả thanh tra của NHNN
Trong khi đó, tại ĐHCĐĐông Á Banknăm 2015 vừa qua, HĐQT của NH này cũng bị cổ đông chê là hoạt động kém hiệu quả và thậm chí đòi thay máu HĐQT. Một phần nguyên nhân cũng do tình trạng nợ xấu cao làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Các cổ đông đã chất vấn về chuyện khoản nợ 686 tỉ đồng mà DongA Bank cho Công ty BĐS Phát Đạt vay để triển khai dự án trước đó nay chưa thu hồi được, cũng như “nỗi khổ” khoản nợ của công ty trực thuộc là DongA Land.
Ông Trần Phương Bình - Tổng Giám đốc DongA Bank - cho cổ đông biết, trong nhóm nợ đó thì món nợ gần 700 tỉ của Cty Phát Đạt vẫn chưa được xử lý một cách hiệu quả nhất. Tuy nhiên, theo ông Trần Phương Bình, Cty Phát Đạt trong thời gian qua đã cải thiện được hoạt động kinh doanh, cùng với thị trường BĐS phục hồi đã tạo điều kiện thuận lợi cho DN cơ cấu lại nguồn vốn. Bên cạnh đó, dự kiến vào ngày 2.8 tới đây, Công ty Phát Đạt sẽ chính thức nâng vốn điều lệ và theo thông tin của Phát Đạt cho biết sau khi tăng vốn sẽ thanh toán toàn bộ phần nợ còn lại cho NH Đông Á”.
Trao đổi thêm với ông Nguyễn Văn Đạt - Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ CTCP Phát triển BĐS Phát Đạt, về những khoản nợ này, thì theo vị chủ tịch này, Phát Đạt không có nợ xấu tại DongA Bank. Hiện quan hệ tín dụng giữa Phát Đạt và NH Đông Á được xếp vào nhóm I và Phát Đạt hoàn toàn thừa khả năng trả khoản nợ 686 tỉ đồng cho DongA Bank. “Với mức giá phát hành bằng mệnh giá 10.000đ/cổ phiếu (CP) so với giá thị trường hiện nay của Phát Đạt là hơn 18.500đ/CP thì chúng tôi tin chắc nhà đầu tư sẽ rất quan tâm. Bên cạnh đó, các quỹ đầu tư, các nhà đầu tư lớn đều cam kết sẽ tiếp tục rót vốn vào CP PDR trong thời gian tới. Việc huy động 651 tỉ đồng qua phát hành thêm CP của công ty chắc chắn thành công - ông Đạt phân tích.
Lo bên này hụt bên kia
Con số nợ xấu của Eximbank đến tháng 6.2015 là 2.400 tỉ đồng. Do nợ xấu tăng và phải bán lượng nợ xấu lớn cho VAMC, nên lãnh đạo Eximbank thừa nhận, phải trích dự phòng cao, khiến lợi nhuận bị ảnh hưởng. Năm 2105, Eximbank phải trích trên 1.000 tỉ đồng nợ xấu cho trái phiếu đặc biệt sau khi đã bán nợ xấu cho VAMC. Vì vậy, để đạt đươc mục tiêu lợi nhuận đề ra 1.000 tỉ đồng trước thuế trong năm nay, đòi hỏi phải có sự nỗ lực lớn từ HĐQT, Ban điều hành NH này.
Ngay cả với “ông lớn” như Vietcombank, lãnh đạo NH này cũng thừa nhận những khó khăn với con đường xử lý nợ xấu. Tại hội nghị triển khai nhiệm vụ 6 tháng đầu năm, ông Nghiêm Xuân Thành - Chủ tịch HĐQT, đánh giá chất lượng tín dụng rất đáng lo ngại và chưa bao giờ phải trích lập dự phòng rủi ro nợ xấu ở mức cao như hiện nay. Dù làm ăn có lãi cao, nhưng trong nửa đầu năm, Vietcombank đã phải bán cho VAMC 1.018 tỉ đồng nợ xấu và dự kiến trong năm 2016 tiếp tục bán thêm 1.000 tỉ đồng.
Trong 6 tháng đầu năm 2015, NHNN đã chỉ đạo các TCTD tập trung bán lại nợ xấu cho VAMC và yêu cầu đến 30.9.2015 phải bán hết 100%. Đây cũng là thời điểm NHNN đặt ra để hoàn thành chỉ tiêu giảm được tỉ lệ nợ xấu toàn hệ thống xuống dưới 3%. Hiện các NH đang tích cực áp dụng biện pháp xử lý nợ xấu, bởi lẽ, nếu không đạt chỉ tiêu, NHTM sẽ bị xem xét nhiều chỉ tiêu hoạt động khác từ cơ quan quản lý. Thống kê của cơ quan thanh tra giám sát NH cho thấy chỉ 20% số khách hàng trả được nợ qua biện pháp thu hồi; 40% số NH xử lý nợ xấu từ việc trích lập dự phòng và chưa đến 5% nợ được thu hồi qua kênh tòa án, tố tụng. Do đó, biện pháp chính lúc này là trích lập dự phòng rủi ro và bán nợ cho VAMC nên điều này chắc chắn sẽ khiến lợi nhuận của nhiều NH trong thời gian tới bị ảnh hưởng mạnh.