Quyết định đưa lãi suất đô la Mỹ về gần 0% của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) được nhiều chuyên gia cho là vội vàng, ít tác dụng và phi kinh tế. Tuy nhiên, không ít bình luận lại cho rằng đây là quyết định hợp lý nhằm ngăn chặn việc găm giữ ngoại tệ, đô la hóa, và lấy vấn đề lãi suất đồng đô la tại Mỹ để củng cố cho lý lẽ này. Có thể nói thêm điều gì về câu chuyện này?
Giải mã chênh lệch lãi suất vay tiêu dùng
- Cập nhật : 04/10/2015
(Tai chinh)
Với ưu thế giải ngân nhanh chóng và không cần tài sản thế chấp, vay tiêu dùng đang là lựa chọn của nhiều khách hàng. Tuy nhiên, sự chênh lệch lãi suất giữa các khoản vay tiêu dùng đang đặt ra những thắc mắc cho người tiêu dùng. Vậy đâu là nguyên nhân của tình trạng này?
Với dân số trên 93 triệu người, trong đó dân số trẻ đang ở độ tuổi lao động chiếm già nửa, tiềm năng của thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam là rất lớn. Nếu như tại các nước phát triển, tín dụng tiêu dùng chiếm 17 - 18% GDP, thì ở Việt Nam, con số này hiện mới ở mức 5 - 6%.
Đón bắt xu thế đó, hàng loạt công ty tài chính đã ra đời, cung cấp dịch vụ đa dạng và hướng tới những khách hàng có thu nhập trung bình - những đối tượng ít có cơ hội tiếp cận các khoản vay có tài sản thế chấp tại ngân hàng.
Trải qua 10 năm phát triển tại Việt Nam, thị trường tài chính tiêu dùng đã tăng trưởng mạnh mẽ. Hoạt động cho vay tiêu dùng của các tổ chức tín dụng về cơ bản đã đáp ứng tốt nhu cầu của người dân, góp phần kích thích tiêu dùng, từ đó hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Theo dự đoán của các chuyên gia, trong vòng 5 năm tới, dư nợ cho vay tiêu dùng của Việt Nam có thể đạt tới 10% GDP, với mức tăng bình quân 20%/năm.
Tuy nhiên, trên thực tế, hầu hết các công ty tài chính đang cho vay tiêu dùng với mức lãi suất 20 - 30%/năm, trong khi mức lãi suất này tại các ngân hàng thương mại chỉ 10 - 13%/năm. Điều đó tạo nên một tâm lý e dè trong dư luận, đồng thời làm hạn chế khả năng tiếp cận và mở rộng khách hàng của các công ty tài chính.
Lý giải điều này, chuyên gia kinh tế Lê Xuân Nghĩa cho biết, việc áp dụng lãi suất cao tại các công ty tài chính là điều dễ hiểu, bởi rủi ro cao luôn song hành với lãi suất cao. Khoản vay tại các ngân hàng thương mại có mức lãi suất thấp hơn là do các khoản vay này có giá trị lớn, thời gian dài và có tài sản đảm bảo. Trong khi đó, loại hình vay tiêu dùng tín chấp tiềm ẩn rủi ro cao hơn do khoản vay nhỏ, thời gian ngắn, không có tài sản thế chấp và chi phí vận hành cũng cao hơn.
Ông Lê Xuân Nghĩa chỉ ra rằng, thực tế hoạt động của các công ty tài chính cho thấy, họ mới đang thực hiện mục tiêu chủ yếu là chiếm lĩnh thị phần. Vì vậy, các công ty tài chính đều tạo cơ hội thuận lợi tối đa để người tiêu dùng tiếp cận được dễ dàng với các khoản vay. Các yêu cầu đối với hồ sơ vay vốn tại các công ty tài chính thường rất đơn giản và khách hàng không cần phải lo lắng về điều này, bởi nếu công ty tài chính làm ẩu thì chính họ tự chuốc lấy phần rủi ro cao hơn về phía mình.
Một số chuyên gia tài chính khác cũng nhận định, do chi phí hoạt động cho vay tiêu dùng khá cao vì các khoản vay thường có thời hạn rất ngắn (6 - 24 tháng), giá trị nhỏ, nhưng yêu cầu chung là phải làm thủ tục xét duyệt đơn giản, nhanh chóng, nên làm tăng chi phí quản lý của các công ty tài chính.
Bên cạnh đó, theo Luật các Tổ chức tín dụng, công ty tài chính không được huy động vốn từ thị trường bán lẻ là dân cư, mà chỉ được huy động từ thị trường bán buôn, như vay vốn nước ngoài, vay liên ngân hàng, hoặc từ tổ chức tài chính khác..., nên cũng làm chi phí vốn của các công ty tài chính cao hơn so với những loại hình cho vay khác.
Với đặc thù như vậy, lãi suất cho vay tiêu dùng của các tổ chức tín dụng cao hơn các loại hình cho vay khác là điều dễ hiểu.
Tạo hành lang pháp lý để phát triển cho vay tiêu dùng
Qua kinh nghiệm các nước cũng như thực tiễn của Việt Nam cho thấy, để thị trường tín dụng tiêu dùng phát triển lành mạnh, bảo đảm lợi ích cho cả công ty tài chính và khách hàng thì việc tạo hành lang pháp lý để phát triển thị trường tài chính tiêu dùng là hết sức cần thiết, theo hướng bảo đảm tính chủ động của tổ chức tín dụng, sự minh bạch, lành mạnh trong áp dụng lãi suất cho vay để tăng tính cạnh tranh.
Bên cạnh đó, cơ quan chức năng, mà cụ thể là Ngân hàng Nhà nước, cần củng cố hoặc ban hành thêm các quy định chi tiết về tiêu chuẩn hoạt động của các công ty tài chính trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng, như nâng cao điều kiện cấp phép đối với hoạt động cho vay tiêu dùng; quy định về các hệ số đảm bảo an toàn, tiêu chuẩn quản trị để tạo hành lang pháp lý cho hoạt động của các công ty tài chính.
Được biết, Ngân hàng Nhà nước đang dự thảo thông tư quy định về hoạt động tín dụng tiêu dùng của công ty tài chính. Sau khi hoàn thiện và áp dụng trên thực tế, thông tư này sẽ là hành lang pháp lý quan trọng để quản lý hoạt động cho vay tiêu dùng. Bên cạnh đó, với việc Bộ luật Dân sự đang được rà soát, sửa đổi thì nội dung quy định về lãi suất cho vay tối đa của các giao dịch dân sự cũng cần được sửa đổi để khắc phục những bất cập hiện nay.
(Theo Trung tâm thông tin CN& TM Bộ Công Thương)