Anh Huỳnh Hoàng Sơn (ngụ ấp Tân Quới, xã Phong Hòa, H.Lai Vung, Đồng Tháp) là một trong số ít người trồng thành công cam ruột đỏ không hạt ở miền Tây và làm giàu từ chính giống cam “độc, lạ” này.
Những tỉ phú nông dân: “Vua lúa giống” Chín Táo
- Cập nhật : 06/09/2015
(Doanh nhan)
Chỉ mới học hết lớp 9, nông dân Lê Văn Chính (Chín Táo) vẫn có thể làm giàu nhờ sản xuất lúa giống.
Chỉ mới học hết lớp 9, nông dân Lê Văn Chính (Chín Táo) vẫn có thể làm giàu nhờ sản xuất lúa giống.
Hiện anh là thủ lĩnh của tổ hợp sản xuất với diện tích hàng trăm ha, cung ứng ra thị trường tới 10.000 tấn lúa giống/năm, doanh thu 70-80 tỉ đồng. Một thân Chín Táo kiêm cả “3 nhà”: nhà nông, doanh nhân và kỹ sư nông nghiệp.
Trúng lớn với lúa giống Chín Táo
Ở Trà Vinh, tập quán canh tác cây lúa nước của đồng bào Khmer (khoảng 31% dân số) lâu nay theo kiểu “giao cho trời”. Ở xã Phong Phú (H.Cầu Kè) hơn 73% dân số đồng bào Khmer cũng trồng lúa theo phương thức này nên năng suất bình quân chỉ chừng 3 tấn/ha.
Khoảng 2 năm nay, năng suất lúa ở xã nông nghiệp này bỗng dưng tăng đột biến, bình quân lên 5-6 tấn/ha. Thậm chí, nhiều hộ đạt năng suất vụ đông xuân 9 tấn/ha. Nhiều gia đình trước đây đói lên đói xuống, sau vài vụ lúa, trả dứt nợ ngân hàng và tìm cán bộ xã để xin… trả sổ hộ nghèo.
Lý giải việc này, ông Huỳnh Văn Đức, Chủ tịch UBND xã Phong Phú, cười khà khà: “Giống tốt, kỹ thuật cao, trúng mùa trúng giá nên bà con hết khổ. Cán bộ địa phương như tụi tui cũng đỡ khổ theo”.
Thì ra, từ vụ đông xuân 2010, địa phương đứng ra làm cầu nối để Chín Táo giao giống cho dân với diện tích xuống giống 400 ha. Giao giống số lượng lớn, cơ sở bán giống còn hướng dẫn luôn kỹ thuật canh tác nên ai cũng trúng lúa bể bồ.
Thừa thắng xông lên, vụ lúa hè thu 2011 có 5/6 ấp của Phong Phú liên kết xây dựng mô hình “cánh đồng mẫu lớn” với diện tích 700 ha, sử dụng giống của Chín Táo.
Khởi đầu bằng táo, làm giàu nhờ lúa
Vụ lúa nhớ đời
Vụ hè thu năm 2008, Chín Táo đầu tư 17 tấn giống theo hình thức trả chậm cho 130 ha ở xã Thạnh Phú (H.Cầu Kè, Trà Vinh). Nhưng nhiều nông dân xã này không làm theo hướng dẫn kỹ thuật của cơ sở Chín Táo, bỏ khâu làm đất, bơm nước cho lấp xấp mặt ruộng rồi “tương” giống xuống nhanh cho kịp thời vụ.
Hậu quả là hơn 100 ha lúa do “sạ chay” không qua làm đất, hạt cỏ và lúa rơi vãi của vụ trước chen nhau nảy mầm, làm cả cánh đồng mênh mông biến thành những mảng màu nham nhở, lúa xanh chen lúa vàng, cây thấp cây cao “y như ruộng bậc thang”.
Đến cuối vụ, những mảnh ruộng này cho lẫn lộn đủ loại lúa tạp. Đơn khiếu nại của nông dân từ xã đến huyện, rồi ra tỉnh. Ngành nông nghiệp tỉnh và công an lập tức vào cuộc điều tra sự việc mới sáng tỏ.
Cùng thời điểm này, cũng lô giống do Chín Táo cung cấp được gieo trồng trên 20 ha khác ở Thạnh Phú lúa trúng bể bồ do nông dân thực hiện đúng quy trình kỹ thuật.
Theo hướng dẫn của ông Đức, chúng tôi tìm về ấp Phú Khánh, xã Song Lộc (H.Châu Thành, Trà Vinh) để gặp “vua lúa giống” Chín Táo. Chín Táo kể anh học hết lớp 9 rồi nghỉ, khởi nghiệp bằng nghề trồng táo - loại trái cây thuộc dạng “hot” cách đây khoảng chục năm. Nhờ chịu khó học hỏi kinh nghiệm nên vườn táo của anh năng suất rất cao, trở thành “địa chỉ đỏ” để nông dân khắp huyện tới tham quan, mua cây giống. Là thứ chín trong gia đình, lại thành công nhờ táo nên anh được gọi là “Chín Táo”.
Thành công nhưng anh vẫn trăn trở, dù năng suất cao nhưng rất khó làm giàu với diện tích nhỏ lẻ. Hơn nữa, nông dân ĐBSCL lâu nay vẫn có thói quen nuôi trồng theo phong trào, “chặt trồng - trồng chặt” nên trước sau gì cây táo cũng thoái trào.
Vì vậy, anh quyết định chuyển hướng. Năm 2003, anh làm cộng tác viên cho Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) ngay tại huyện nhà. Theo chân mấy kỹ sư nông nghiệp, nghe họ say mê nói về cây lúa, Chín Táo mê mẩn nên quyết định phá vườn táo chuyển qua làm lúa “trình diễn”.
Năm 2006, Chi cục BVTV làm giống lúa chống rầy, đám ruộng trình diễn của Chín Táo được đem ra làm thí nghiệm và cho hiệu quả mỹ mãn. Hàng chục nông dân gần nhà tới nài Chín Táo bán cho vài giạ lúa về làm giống.
Từ đó, Chín Táo bắt đầu nghĩ đến việc làm giống tốt để bán cho bà con. Ban đầu chỉ làm kiểu “cò con”, dần dà nông dân đặt hàng không đủ giao nên anh nghĩ đến việc phải tập hợp một số nông dân lại cùng làm giống.
Dưới sự giúp đỡ, giám sát của ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh, anh vừa là người tổ chức mạng lưới, người quản lý chất lượng và cũng là nông dân trực tiếp sản xuất, cung ứng lúa giống cho nông dân nhiều tỉnh thành.
Với mạng lưới sản xuất giống trên diện tích hơn 300 ha, Chín Táo kết hợp Chi cục Trồng trọt và Chi cục BVTV Trà Vinh hỗ trợ nguồn giống nguyên chủng ban đầu, cung cấp mạ, chi phí gieo cấy cho nông dân trong hệ thống sản xuất giống và bao tiêu toàn bộ sản phẩm.
“Toàn bộ diện tích lúa trong tổ liên kết năng suất cao hơn bên ngoài khoảng 20%, giá thu mua cũng cao hơn khoảng 20%. Thành ra lợi nhuận từ trồng lúa của các anh em trong tổ ước đạt 40-50%”, Chín Táo chia sẻ.
Nông dân kiêm... thương nhân
Chín Táo ký hợp đồng với 1 kỹ sư nông nghiệp, 2 chuyên viên trung cấp cùng kết hợp Chi cục BVTV tỉnh trực tiếp theo dõi quy trình sản xuất trên đồng ruộng. Toàn bộ lúa trong tổ liên kết anh đều mua hết, phần nào không đạt chuẩn thì chuyển sang làm lương thực.
Tại cơ sở làm giống, Chín Táo bỏ vốn đầu tư xây dựng kho chứa 500 tấn, đầu tư dây chuyền thiết bị tách gié lúa và tách hạt, công suất 3 tấn/giờ, đóng bao để hoàn thiện quy trình làm giống.
Hiện cơ sở Chín Táo có hơn 10 nhân công làm việc quanh năm và hơn 200 nhân công làm việc thời vụ. Năm 2010, cơ sở Chín Táo cung ứng cho thị trường hơn 7.000 tấn lúa đạt chuẩn (đủ cho gần 60.000 ha ruộng). Năm 2011, nhiều khách hàng ở miền Trung và Campuchia đặt hàng với số lượng khá lớn, Chín Táo và tổ liên kết phải nâng diện tích ruộng lúa giống lên 400 ha, nguồn giống cung ứng đạt xấp xỉ 10.000 tấn.