tin kinh te

Hiệp định FTA EU – Việt Nam: Thay đổi cuộc chơi

(Tin kinh te)

Khác với nhiều hiệp định thương mại tự do giữa các nền kinh tế đang phát triển và phát triển, hiệp định FTA giữa EU và Việt Nam là một hiệp định đầy tiềm năng và tương đối toàn diện.

Trong một báo cáo về kinh tế vĩ mô của Việt Nam công bố ngày 10/8, Ngân hàng HSBC đã đưa ra đánh giá về EVFTA sau khi EU và Việt Nam ngày 4/8/2015.

Tổ chức này cho rằng, khác với nhiều hiệp định thương mại tự do giữa các nền kinh tế đang phát triển và phát triển, hiệp định FTA giữa EU và Việt Nam là một hiệp định đầy tiềm năng và tương đối toàn diện.

“Hiệp định này sẽ giải quyết các rào cản phi thuế quan đối với thương mại liên quan đến các tiêu chuẩn và quy định, cung cấp bảo hộ sở hữu trí tuệ bao gồm cả chỉ dẫn địa lý, tự do hóa mua sắm chính phủ, áp đặt quy tắc về hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhà nước (DNNN), tự do hóa dịch vụ và đầu tư”.

Tuy nhiên, quy định cho việc giải quyết tranh chấp chủ đầu tư nhà nước vẫn còn đang đàm phán.

Cửa sẽ mở với hầu hết các loại hàng hóa

Theo tài liệu được đăng trên trang web của Uỷ ban châu Âu, Việt Nam sẽ bãi bỏ 65% các mức thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm của EU vào Việt Nam khi hiệp định có hiệu lực, các mức thuế còn lại sẽ được bãi bỏ dần dần theo lộ trình 10 năm.

Ví dụ, hầu hết các mặt hàng xuất khẩu của liên minh EU về máy móc và thiết bị sẽ được hưởng lợi từ việc miễn thuế hoàn toàn khi hiệp định có hiệu lực. Những sản phẩm còn lại trong danh mục đó sẽ miễn thuế sau năm năm nữa.

Xe máy có động cơ lớn hơn 150 phân khối sẽ được miễn thuế sau bảy năm và xe hơi sau 10 năm. Tất cả hàng xuất khẩu dệt may vải vóc của EU sẽ được miễn thuế ngay khi hiệp định có hiệu lực. Tương tự, thực phẩm cũng sẽ được miễn thuế sau bảy năm, ví dụ như rượu và thức uống có cồn và thịt heo đông lạnh.

Thuế suất của EU sẽ được bãi bỏ trong lộ trình bảy năm Ngược lại, Liên minh EU cũng sẽ bãi bỏ các mức thuế suất với lộ trình thực hiện lâu hơn (đến bảy năm) đối với một số mặt hàng nhạy cảm, đặc biệt là ở lĩnh vực quần áo dệt may và giày dép.

Trong bối cảnh mặt hàng giày dép và dệt may là nguồn thu xuất khẩu chính yếu của Việt Nam, HSBC kỳ vọng việc bãi bỏ các mức thuế suất này sẽ có ảnh hưởng tích cực đến năng lực cạnh tranh của Việt Nam.

Mặc dù các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam được hưởng lợi từ Chương trình Ưu đãi Thuế quan phổ cập của liên minh EU kể từ năm 2012, thuế suất cao vẫn được áp dụng ở một số lĩnh vực khác. Ví dụ, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như giày dép vẫn chịu mức thuế suất khoảng 11,9%.

Một điều luật đáng nêu ra trong bài này này liên quan đến những quy định nghiêm ngặt của hiệp định về xuất xứ của mặt hàng may mặc.

Liên minh EU sẽ yêu cầu sử dụng các loại vải được sản xuất tại Việt Nam, với một ngoại lệ duy nhất được nêu ra đối với các loại vải được sản xuất tại Hàn Quốc, một đối tác hiệp định FTA khác của liên minh EU.

Điều này có nghĩa rằng một số doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp dệt may từ các quốc gia mới nổi khác ở châu Á, có thể được khuyến khích để di chuyển một số khâu sản xuất đến Việt Nam để tận dụng lợi thế của hiệp định FTA.

"Việc loại bỏ thuế quan sẽ tiếp tục cho phép Việt Nam đạt được thị phần vào thị trường châu Âu" - HSBC nêu.

Sẽ ra văn bản quy định cụ thể vào cuối năm 2015

Theo HSBC, Hiệp định đã được thông qua về mặt nguyên tắc trong thời gian hiện tại sẽ còn được bàn bạc cụ thể thêm.

Các phái đoàn đàm phán sẽ phải giải quyết một số vấn đề kỹ thuật còn lại và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật. Ủy ban châu Âu dự kiến quá trình này sẽ hoàn tất vào cuối năm 2015.

Một khi văn bản hoàn chỉnh được hoàn tất, các bên sau đó sẽ tiến hành phê chuẩn hiệp định và và đưa hiệp định hiệu lực này đi vào thực hiện.

Trong trường hợp của liên minh EU, quá trình phê chuẩn có thể mất một năm hoặc nhiều hơn tùy thuộc vào tốc độ xem xét của cả Hội đồng và Nghị viện châu Âu và bản chất của tham vấn cần thiết với các nước thành viên liên minh EU.

Đầu tư cho DNNN vẫn lấn át khu vực kinh tế tư nhân

HSBC cho rằng, một số trong các vấn đề quan trọng nhất của hiệp định liên quan đến tự do hóa các hợp đồng công Việt đối với các công ty thuộc liên minh EU và tạo sân chơi bình đẳng giữa các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân.

HSBC cũng lưu ý là việc mở cửa các ngành dịch vụ bao gồm ngân hàng, dịch vụ môi trường, bảo hiểm, vận tải biển và các dịch vụ bưu chính và chuyển phát nhanh.

Cũng theo nhận định của tổ chức này, đầu tư nhà nước vẫn tiếp tục tăng về mặt thị phần trên tổng số đầu tư.

“Mặc dù doanh nghiệp nhà nước hoạt động vẫn còn tương đối kém hiệu quả, nhưng các doanh nghiệp này vẫn tiếp tục lấn át mảng đầu tư tư nhân trong nền kinh tế, khiến nhu cầu nội địa suy yếu và kéo tăng trưởng kinh tế đi xuống”.

Song HSBC cũng ghi nhận rằng, mặc dù việc cải cách được thực hiện chậm, nhưng Việt Nam đã đi đúng hướng, mang lại nhiều kết quả tích cực. Hiệp định FTA với liên minh EU sẽ tiếp tục đẩy nhanh quá trình này, giúp cải thiện triển vọng kinh tế.

“Tăng trưởng sẽ tăng 6,3% trong năm 2015 và và 6,5% trong năm 2016” – HSBC dự báo.

(Theo Trí thức trẻ)

 

Xem tiếp bài thuộc chuyên đề

Mới cập nhật

Đầu tư an toàn và hiệu quả từ sản phẩm Lộc Vàng của TIKLUY

Cách chọn định dạng CV phù hợp với nhu cầu của bạn

Cách viết thư xin việc ấn tượng cho người chưa có kinh nghiệm

NEU CAREER WEEK 2024: Nguồn nhân lực thích ứng với toàn cầu hóa

7 điều hết sức đơn giản nhưng giúp CV chuyên nghiệp và nổi bật

Scribbles’ Tour 2024: Vọng Dấu Ẩn Tích

“Săn” việc mùa tuyển dụng: các lưu ý để không bỏ lỡ