Máy ảnh? Hộ chiếu? Cảm xúc khám phá vô tận và làm người khác phải ghen tỵ. Đó là khám phá những cảnh đẹp châu Phi.
Hong Kong xưa và nay
- Cập nhật : 01/07/2017
Nhiều tòa nhà chọc trời và bến cảng mọc lên tại Hong Kong so với hơn 50 năm trước.
Phố Ladder (Lâu Thê), khu Thượng Hoàn, tây bắc đảo Hong Kong những năm 1950 (trái) và hiện tại (phải). Ảnh: Old HK.
Sân bay Khải Đức ở vịnh Cửu Long vài tuần trước khi đóng cửa vào tháng 5/1998 (trái). Đây là sân bay quốc tế của Hong Kong từ năm 1925, chỉ có một đường băng dài 3.390 mét sát biển, khiến nó trở thành một trong những sân bay khó hạ cánh nhất thế giới lúc bấy giờ.
Tháng 6/2013, một bến phà hiện đại thay thế đường băng cũ. Bến phà cao 4 tầng, diện tích mặt sàn 184.000 m2, có sức chứa hai tàu lớn dài 360 mét, chở được 5.400 hành khách và 1.200 thủy thủ. Trên mái là công viên rộng với thảm cỏ và cây xanh. Ảnh: AFP/SPA.
Toàn cảnh Hong Kong nhìn từ đỉnh núi Thái Sơn (Victoria Peak), núi cao nhất đảo Hong Kong những năm 1960 (trái) và hiện tại (phải). Ảnh: Old HK.
Đường Can Mặc (Connaught Road), tuyến đường chính ở phía bắc đảo Hong Kong những năm 1950 (trái) có mặt đường rộng, nhìn ra biển, thuyền neo đậu cách những tòa nhà mang kiến trúc Anh chỉ vài mét.
Connaught ngày nay (phải) là con đường nhộn nhịp toàn nhà cao tầng và trung tâm thương mại, không còn nhìn thấy bờ sông.
Tòa thị chính Hong Kong năm 1985 (trái) và nay (phải). Ảnh: Old HK/Wikipedia.
Tòa thị chính Hong Kong nằm ở quảng trường Edinburgh, tồn tại từ năm 1869 tới 1933 (trái). Tòa thị chính hiện tại xây dựng vào cuối thập niên 50 trên diện tích 10.000 m2, gồm tổ hợp hai tòa nhà cao 12 tầng và 3 tầng, một khu vườn và một bãi đỗ xe ba tầng.
Tòa nhà Nữ hoàng (trái) năm 1910 bên bờ sông, vài con thuyền nhỏ đậu ở bến trước tòa nhà. Hơn 100 năm sau, tòa nhà Nữ hoàng được thay thế bằng khách sạn Đông Phương, bên cạnh là những tòa nhà chọc trời. Ảnh: Old HK.
Cầu Thanh Mã xây dựng từ năm 1992 và hoàn thành ngày 17/4/1997, trước khi Hong Kong về với Trung Quốc. Đây là cây cầu có nhịp lớn thứ 7 thế giới, có cả đường sắt lẫn đường bộ. Cầu rộng 41 mét, cao 206 mét, có hai tầng với 6 làn đường bộ, hai làn đường sắt, dài 2,2 km, nối hai hòn đảo lớn nhất Hong Kong là Thanh Y và Mã Loan. Ảnh: Wikipedia.
Bảng hiệu quán ăn, tiệm giặt là, salon tóc trên một con phố ở Cửu Long năm 1997 (trái). Trong khi nhiều thứ thay đổi ở Hong Kong, thì những bảng hiệu đủ màu sắc trên đường phố vẫn không thay đổi (phải).
Hồng Hạnh
Theo Vnexpress