Từ cuối năm 2014 trở về trước, Việt Nam phải nhập khẩu 98% nguyên liệu cho sản xuất vật liệu nổ công nghiệp, trong đó, chủ yếu nhập khẩu Amoni Nitorat. Tuy nhiên, nhà máy sản xuất được tiền chất này đã bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2015 với công suất vượt cầu.
Ngành thép: Thuận ít, nghịch nhiều
- Cập nhật : 20/07/2016
Về bán hàng, trong tháng 6/2016, các sản phẩm thép tiêu thụ đạt 1.021.982 tấn, giảm tới 11,8% so với tháng 5. So với cùng kỳ năm 2015 tăng nhẹ được khoảng 2,2%.
Theo dự báo của các doanh nghiệp, bước sang quý III/2016, lượng thép tiêu thụ sẽ tiếp tục giảm hơn so với tháng 6, giảm cả về tần suất và biên độ, như khu vực phía Bắc giảm khoảng 5 lần, giá trị giảm 800 ngàn - 1.150 ngàn đồng/tấn thép xây dựng. Khu vực phía Nam giảm khoảng 4 lần, giá trị giảm 700 - 800 ngàn đồng/tấn thép xây dựng.
Đáng chú ý, việc bị ảnh hưởng do giá bán thép liên tục giảm được phân định thành hai trường phái. Như, đối với doanh nghiệp chủ động sản xuất được phôi phục vụ cho đầu vào cán thép thì ít bị ảnh hưởng. Ảnh hưởng nhiều nhất là các doanh nghiệp chuyên nhập phôi về cán thép, bởi phôi là nguyên liệu chính cho đầu vào sản xuất thép, song giá nhập phôi lại cao, trung bình như hiện nay giá phôi dao động khoảng 9,2 triệu đồng/tấn, trong khi giá thép bán ra lại luôn có xu hướng giảm, chỉ đạt khoảng 9,8 triệu đồng/tấn. Tình trạng này đang khiến cho các doanh nghiệp cán thép khó khăn, đặc biệt là trong việc không chủ động được nguyên liệu đầu vào, lợi nhuận gần như không có.
Trong 6 tháng đầu năm, sản phẩm tôn có mức tăng trưởng tốt. Đơn cử, riêng tháng 6/2016, lượng tôn mạ kẽm và tôn mạ màu của các doanh nghiệp là thành viên của VSA đạt 340.130 tấn, tăng gần 20% so với cùng kỳ năm 2015.
Về bán hàng, tháng 6, sản lượng tôn tiêu thụ đạt 247.909 tấn, tăng tới 36,9% so với cùng kỳ năm 2015, trong đó, xuất khẩu cũng đạt 135.463 tấn, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm trước. Có được con số tăng trưởng mạnh đó phải kể tới top 5 doanh nghiệp dẫn đầu, lần lượt như: Tôn Hoa Sen chiếm tới 31,4% thị phần; tôn của Nam Kim chiếm tới 14,8%; tôn Đông Á chiếm tới 13,6%; tôn Phương Nam chiếm 8,1%; tôn Thăng Long chiếm tới 6,7%.
Mặc dù lượng thép sản xuất và tiêu thụ trong 6 tháng của các doanh nghiệp đạt khá cao, song vẫn chịu áp lực lớn từ lượng thép, tôn nhập khẩu ngày một tăng cao. Nếu tính trong 5 tháng đầu năm 2016, lượng thép Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc tới 4,526 triệu tấn, chiếm 57,92% trong tổng lượng thép nhập khẩu, từ đó cho thấy thị trường thép trong nước không chỉ áp lực về giá bán, mà còn áp lực về thị phần.
Nhận định thị trường thép 6 tháng còn lại của năm 2016, ông Nguyễn Văn Sưa- Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam - cho rằng, kinh tế thị trường được dự báo gặp nhiều khó khăn, nên năm 2016 khó có thể đạt được theo kế hoạch đề ra. Mặt khác, tháng 7 lại là tháng ngâu, thời tiết không thuận lợi cho việc xây dựng, nên hầu như các công trình đình trệ. Các yếu tố đó sẽ ảnh hưởng lớn đến việc sản xuất và kinh doanh thép. Theo đó, việc tăng trưởng 6 tháng còn lại của năm 2016 chỉ tương đương 6 tháng đầu năm.
Kim Tuyến
Theo Báo Công Thương điện tử