tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Chỉ số sản xuất Việt Nam thấp nhất 5 tháng

  • Cập nhật : 04/09/2015

(Tin kinh te)

Các lĩnh vực sản xuất của Việt Nam đã chịu tác động đáng kể từ khi Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ.

Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam do Nikkei công bố đã giảm từ 52,6 điểm của tháng 7 xuống còn 51,3 điểm trong tháng 8, cho thấy các điều kiện kinh doanh cải thiện yếu nhất trong 5 tháng qua. Tuy nhiên, việc chỉ số vẫn ở trên ngưỡng 50 điểm cho thấy sức khỏe của lĩnh vực sản xuất đã được cải thiện hằng tháng trong suốt 2 năm qua.
Sản lượng ngành sản xuất tăng chậm nhất trong 12 tháng khi một số báo cáo cho biết nhu cầu của khách hàng đang yếu đi. Mức tăng số lượng đơn đặt hàng mới cũng yếu đi trong tháng 8, nhưng vẫn mạnh khi các thành viên nhóm khảo sát cho biết đã giành được công việc mới từ cả khách hàng mới và khách hàng hiện có.

dien bien chi so pmi viet nam tu khi bat dau khao sat den nay.

Diễn biến chỉ số PMI Việt Nam từ khi bắt đầu khảo sát đến nay.

Trái ngược với xu hướng của đơn đặt hàng mới nói chung, số đơn hàng xuất khẩu lại giảm tháng thứ 3 liên tiếp. Nhu cầu dè dặt hơn từ khách hàng quốc tế và áp lực cạnh tranh từ các công ty Trung Quốc được coi là những nhân tố dẫn đến giảm chỉ tiêu này.

Trung Quốc cũng được nhắc đến khi nói về những thay đổi giá cả trong tháng 8. Đồng nhân dân tệ giảm giá được coi là nguyên nhân dẫn đến giảm giá cả đầu vào, với mức thay đổi mạnh nhất kể từ tháng 2. Ngoài ra, giá cả sắt thép, dầu lửa thế giới cũng hạ trong tháng qua.

Các thành viên nhóm khảo sát đã chuyển chi phí đầu vào giảm sang cho khách hàng, và cạnh tranh về giá cũng là một nhân tố góp phần tăng áp lực giảm giá.

Chuyên viên Andrew Harker của Markit, đơn vị thu thập kết quả khảo sát nhận định tình trạng yếu kém trên các thị trường quốc tế như một "cú hãm" đối với lĩnh vực sản xuất của Việt Nam trong tháng 8 và tốc độ tăng sản lượng đã chậm lại thành mức thấp của 10 tháng. Mặc dù vẫn ở trong vùng tăng, dữ liệu PMI mới nhất cho thấy tăng trưởng đã giảm rõ ràng so với các mức tăng mạnh mẽ trong những tháng trước của năm.

"Những ảnh hưởng của việc giảm giá đồng tiền của Trung Quốc đã tác động lên lĩnh vực sản xuất khi giá cả hàng hóa quốc gia này được cho là thấp hơn, và cạnh tranh về giá từ các công ty Trung Quốc tăng lên. Các nhà sản xuất trong nước hy vọng rằng việc Ngân hàng Nhà nước tăng tỷ giá sẽ triệt tiêu một số ảnh hưởng trên, từ đó giúp họ duy trì được khả năng cạnh tranh trong một môi trường quốc tế còn khó khăn", Harker cho hay.

(Theo Vnexpress)

Trở về

Bài cùng chuyên mục