Làn sóng thương mại điện tử, thương mại quốc tế tại Việt Nam đã và đang tạo nguồn động lực mạnh mẽ cho lĩnh vực logistics phát triển. Doanh nghiệp đang quan tâm đến lĩnh vực logistics cần biết gì về khung pháp lý của hoạt động này?

Việc các hãng như Adidas và Nike giảm sản xuất ở Trung Quốc và chuyển nhà máy sang Việt Nam thể hiện điều này, theo trang Quartz.
Từ năm 2010, Adidas giảm một nửa số lượng giày dép gia công tại Trung Quốc, và đất nước thu hút hầu hết hoạt động sản xuất trên chính là Việt Nam. Tình huống tương tự cũng đang diễn ra ở Nike. Cách đây một thập niên, Đại lục là nhà sản xuất giày dép chính của hãng, song hiện giờ Việt Nam sở hữu danh hiệu này.
Hai hãng giày thể thao lớn là một phần trong số nhiều doanh nghiệp giày dép và quần áo đang dần chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc. Nước này đang tập trung vào sản xuất các mặt hàng có giá trị hơn, như hàng điện tử, dẫn đến việc tăng lương cho các nhân viên có tay nghề cao hơn. Công nhân ngành may mặc, giày dép ngày càng ít việc để làm, và các thương hiệu quốc tế thì tìm đến nhiều nước có lương bổng thấp hơn ở Đông Nam Á.
Sự thay đổi này trở nên rõ ràng nhiều năm trước. Quan sát nơi mà Adidas và Nike, hai hãng đồ thể thao lớn nhất thế giới, chọn gia công giày dép có thể thấy được sự phát triển của Trung Quốc đang vẽ lại bản đồ sản xuất châu Á ra sao. Đơn cử, hiện Việt Nam sản xuất hơn gấp đôi số lượng giày Adidas mà Trung Quốc sản xuất.
Nike dựa nhiều vào Trung Quốc hơn là Adidas, song hãng cũng sản xuất ở Việt Nam nhiều hơn là Trung Quốc.
Việt Nam là một trong các nước hưởng lợi lớn từ việc chuyển tiếp ngành sản xuất, gia công đơn giản ra khỏi Trung Quốc. Với các hãng thời trang Mỹ, mô hình gia công phổ biến nhất chuyển từ “Trung Quốc cộng nhiều nước khác” sang “Trung Quốc cộng Việt Nam cộng nhiều nước khác”, Hiệp hội ngành Công nghiệp Thời trang Mỹ ghi chú trong khảo sát các sếp ngành may mặc năm 2017. Tỷ lệ gia công hiện nay thường là 30-50% ở Trung Quốc, và 11-30% ở Việt Nam. Phần còn lại đến từ các nước khác.
Không chỉ có các thương hiệu Mỹ mà thương hiệu nhiều nước khác cũng tin chọn Việt Nam. Ví dụ Uniqlo, chuỗi thời trang lớn nhất Nhật Bản, tăng các nhà cung ứng lớn ở Việt Nam thêm 40% trong năm qua khi tìm kiếm các địa điểm sản xuất khác ngoài Trung Quốc.
Sản xuất cũng đang phân tán đến nhiều khu vực khác trên khắp châu Á, chẳng hạn như đến Indonesia. Với Adidas, Trung Quốc là nước cung ứng giày dép thứ ba, Indonesia thứ nhì và Việt Nam thứ nhất.
Trung Quốc vẫn thống trị sản xuất giày dép và quần áo. Sản xuất sản phẩm cơ bản như áo phông ở những nơi như Bangladesh có thể rẻ hơn hẳn, song Trung Quốc lại có lực lượng lao động lành nghề và cơ sở hạ tầng hiệu quả mà nhiều trung tâm sản xuất không thể bắt kịp. Adidas và Nike vẫn đang sản xuất phần lớn quần áo ở Trung Quốc dù đem sản xuất giày dép ra khỏi nước này.
Dù vậy gia công quần áo, giày dép rất có thể vẫn sẽ tiếp tục từ từ dời đi. Tại cuộc họp cổ đông thường niên hôm 9.5, CEO Adidas Kasper Rorsted nhắc đến lo ngại rằng Mỹ, nước tiêu thụ nhiều giày thể thao nhất, có thể áp đặt thuế quan mới lên sản phẩm “Made in China”. Trung Quốc vẫn là nguồn sản xuất quan trọng, nhưng Việt Nam đang đi lên và ông Rorsted không loại trừ khả năng xu hướng này sẽ tiếp diễn.
Thu Thảo
Theo Thanhnien.vn
Làn sóng thương mại điện tử, thương mại quốc tế tại Việt Nam đã và đang tạo nguồn động lực mạnh mẽ cho lĩnh vực logistics phát triển. Doanh nghiệp đang quan tâm đến lĩnh vực logistics cần biết gì về khung pháp lý của hoạt động này?
Cao su tự nhiên, vận tải biển, ngành dược, thủy sản, dầu khí, thép... được dự báo sẽ chịu nhiều áp lực trong năm nay.
Mặc dù đã từng được kỳ vọng tăng trưởng rất lớn, thế nhưng kể từ khi TPP chính thức được thông qua giá cổ phiếu dệt may đã giảm xuống mức thấp nhất hơn 1 năm qua. Vì sao?
Thị trường ô tô sẽ tăng trưởng chậm thay vì bứt phá. Scandal của Volkswagen và cuộc chiến chống khủng bố là những tác nhân gây thêm rủi ro cho ngành ô tô.
Khi Việt Nam mở cửa sâu rộng hơn, thách thức sẽ thuộc về doanh nghiệp vừa và nhỏ yếu về vốn, công nghệ và kém về năng lực cạnh tranh
Giá trị gia tăng ngành công nghiệp đã tăng 7,6%, giá trị sản xuất tăng bình quân 10% trong giai đoạn 2011 – 2015. Theo Bộ Công Thương, ngành sản xuất công nghiệp đã có bước phát triển và chuyển dịch cơ cấu theo hướng tích cực khi tỷ trọng công nghiệp chế biến chế tạo tăng cao…
Không phải doanh nghiệp phụ trợ của Việt Nam không làm nổi ốc vít cho chuỗi sản xuất của các tập đoàn lớn mà mấu chốt là không biết đường để chen vào
Hiện nay giá thành sản xuất, lắp ráp ô tô tại Việt Nam đang cao hơn xe nhập khẩu rất nhiều.
Nếu không cổ phần hóa doanh nghiệp dầu khí nhà nước và chia sẻ đầu tư cũng như rủi ro sang các doanh nghiệp tư nhân, ngành dầu khí sẽ không thể phát triển.
Dù 3 lần bị Bộ trưởng Y tế ngắt lời, Phó giám đốc Sở Y tế TP HCM vẫn thẳng thắn nêu các bất cập trong quản lý thuốc trong phiên thảo luận về Luật Dược sửa đổi.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự