tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Adidas sẽ sản xuất nhiều giày hơn tại Việt Nam, có nên vui?

  • Cập nhật : 13/05/2018

Vấn đề nan giải của ngành giày nói riêng và các ngành sản xuất tại Việt Nam nói chung là chúng ta chỉ được hưởng giá trị gia tăng thấp.

adidas se san xuat nhieu giay hon tai viet nam, co nen vui?

Adidas sẽ sản xuất nhiều giày hơn tại Việt Nam, có nên vui?

Trung tâm sản xuất giày của châu Á

Vị CEO của Adidas, Kasper Rorsted, vừa chia sẽ với các cổ đông rằng các nhà máy ở Việt Nam sản xuất 44% lượng giày Adidas trong năm 2017, tăng từ 31% trong năm 2012, trong khi các nhà cung cấp Trung Quốc chiếm 19%, giảm từ mức hơn 30% trong năm 2012. Ông nói thêm:"Tôi sẽ không loại trừ xu hướng này sẽ tiếp tục. Trung Quốc vẫn là một thị trường mua sắm quan trọng, không phụ thuộc vào thuế quan".

Adidas se san xuat nhieu giay hon tai Viet Nam, co nen vui?

 

Puma, đối thủ của Đức, sản xuất khoảng 1/3 sản phẩm tại Trung Quốc, cho biết vào tháng trước rằng họ đang tiến hành các kế hoạch dự phòng để chuyển một số sản phẩm từ Trung Quốc sang các thị trường châu Á khác nếu áp dụng thuế quan của Mỹ.

 

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin CNBC mới đây, ông Rorsted cho biết hầu hết hàng Adidas sản xuất tại Trung Quốc là để bán tại Trung Quốc. Trong khi đó, phần lớn lượng hàng Adidas phục vụ cho thị trường Mỹ và châu Âu được sản xuất ở Indonesia và Việt Nam.

Adidas hiện đang sử dụng  hơn 1 triệu công nhân tại các nhà máy châu Á và riêng tại Trung Quốc và Việt Nam sản xuất khoảng 600 triệu đôi giày, sản phẩm quần áo phụ kiện hàng năm.

Theo thông tin từ Tổng cục hải quan, Việt Nam tiếp tục giữ vị trí thứ hai trong nhóm mười quốc gia xuất khẩu giày dép lớn nhất thế giới. Ước tính cả năm 2018 xuất khẩu 1,02 tỷ đôi các loại, chiếm 7,4% thị phần. Tuy nhiên, so với quốc gia dẫn đầu là Trung Quốc, sản lượng lẫn giá trị giày dép của Việt Nam vẫn kém khoảng chín lần.

Giày dép Việt Nam đang được tiêu thụ tại hơn 100 thị trường. Trong nhiều năm qua, Mỹ là đối tác nhập khẩu lớn nhất với kim ngạch chiếm hơn một phần ba.

Việt Nam đang là nước sản xuất giày dép đứng thứ 3 châu Á sau Trung Quốc, Ấn Độ, và đứng thứ 4 thế giới. Hiện Việt Nam đang sản xuất khoảng 920 triệu đôi giày mỗi năm, xuất khẩu hơn 800 triệu đôi tới hơn 50 thị trường trên thế giới.

Còn đó những nỗi lo

Việc các công ty giày lớn như Adidas ngày càng tập trung sản xuất tại Việt Nam hơn và việc nước ta ngày càng ghi danh trên bản đồ xuất khẩu giày thế giới là vấn đề đáng mừng nhưng vẫn còn đó những nỗi lo.

Trong chuyến thăm tới Mỹ vào năm 2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã lấy hình ảnh đôi giày Nike để diễn tả những khó khăn của ngành sản xuất giày Việt Nam. Thủ tướng nói rằng một đôi giày có giá 100 USD thì Việt Nam chỉ được hưởng 22USD còn 78 USD là Mỹ hưởng.

Ông Lê Kỳ Anh - chuyên viên kinh tế và thương mại, Phái đoàn EU tại Việt Nam - từng chia sẻ: Một đôi giày bán tại EU có giá 100 euro, Việt Nam chỉ thu được 2 euro, trong đó bao gồm tất cả chi phí sản xuất, tiền lương... Thực trạng này không chỉ tồn tại trong ngành da giày mà còn phổ biến trong lĩnh vực dệt may, điện thoại.

Theo phân tích của Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam (Lefaso), trong cơ cấu giá trị của một đôi giày, 70% là chi phí cho nguyên phụ liệu, 15% chi phí nhân công, 9% chi phí đầu vào và chi phí quản lý gián tiếp khác, chỉ 6% là lợi nhuận của doanh nghiệp. Trong khi đó, chi phí cho nhân công, sản xuất ngày một cao khiến lợi nhuận của doanh nghiệp khó tăng, thậm chí ngày một giảm.

Adidas se san xuat nhieu giay hon tai Viet Nam, co nen vui?

 

Gia công chiếm tỷ trọng lớn cũng là nguyên nhân khiến giá trị gia tăng của ngành thấp. Thực tế, doanh nghiệp trong nước không muốn làm thuê mà muốn “mua đứt, bán đoạn” nhưng do thiếu vốn, buộc phải lựa chọn hình thức sản xuất gia công, nhận 60% vốn khách hàng ứng trước để quay vòng sản xuất. Hơn nữa, hầu hết DN ký hợp đồng sản xuất với đối tác thứ 3 đến từ Hàn Quốc, Đài Loan… phần lợi nhuận theo đó bị san sẻ đáng kể.

 

Tuy nhiên, việc quá phụ thuộc vào nguyên phụ liệu nhập khẩu mới là nguyên nhân quan trọng nhất khiến giá trị gia tăng của ngành thấp. Ông Phạm Hồng Việt - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Cao su Hà Nội - cho rằng: Việc cải thiện giá trị gia tăng cho ngành da giày cần sớm được thực hiện bởi dư địa phát triển chỉ còn dồi dào trong khoảng 10 năm tới. Sau đó, các nhà đầu tư sẽ chuyển dịch sản xuất sang các quốc gia có trình độ phát triển kém hơn Việt Nam nhằm tận dụng nguồn nhân công giá rẻ.

DN cần bắt kịp xu hướng nhằm nâng cao năng suất lao động, sản xuất đa dạng mặt hàng; áp dụng các phương pháp quản lý sản xuất mới nhằm tiết kiệm tối đa chi phí; phát triển nguyên phụ liệu trong nước, đặc biệt tạo mối liên kết giữa nhà sản xuất và nhà cung ứng để tìm ra nguyên liệu phù hợp.


Như Mai
Theo Nhipcaudautu.vn

Trở về

Bài cùng chuyên mục