Cùng với hàng loạt dự án tỷ USD liên tục đổ vào Việt Nam, tỷ trọng xuất khẩu ngành điện tử cũng tăng trưởng ấn tượng trong vài năm trở lại đây.
Các ngành công nghiệp chủ lực của Việt Nam đã phát triển thế nào trong 5 năm qua?
- Cập nhật : 18/01/2016
(Kinh te)
Giá trị gia tăng ngành công nghiệp đã tăng 7,6%, giá trị sản xuất tăng bình quân 10% trong giai đoạn 2011 – 2015. Theo Bộ Công Thương, ngành sản xuất công nghiệp đã có bước phát triển và chuyển dịch cơ cấu theo hướng tích cực khi tỷ trọng công nghiệp chế biến chế tạo tăng cao…
Sản xuất công nghiệp đã ngày càng có đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế của đất nước. Nhìn lại chặng đường 5 năm giai đoạn 2011 - 2015, nhiều ngành công nghiệp của Việt Nam đã đi lên và đạt được nhiều kết quả tích cực.
Tuy nhiên, nhiều ngành công nghiệp trọng điểm vẫn chưa có sức bật mạnh mẽ, xứng đáng với tiềm năng của đất nước. Phần lớn đều là những ngành sản xuất thô, có tính gia công cao và chưa mang lại nhiều gia trị gia tăng cho đất nước và thiếu những ngành công nghiệp mang tính nền tảng như công nghiệp hỗ trợ.
Chiến lược phát triển ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2020,tầm nhìn đến năm 2030 do Chính phủ phê duyệt đã chỉ ra, sẽ huy động hiệu quả mọi nguồn lực từ các thành phần kinh tế trong nước và từ bên ngoài để phát triển, tái cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng hiện đại; chú trọng đào tạo nguồn nhân lực công nghiệp có kỹ năng, có kỷ luật, có năng lực sáng tạo.
Đặc biệt, ưu tiên phát triển và chuyển giao công nghệ đối với các ngành, các lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh và công nghệ hiện đại, tiên tiến ở một số lĩnh vực chế biến nông, lâm, thủy sản, điện tử, viễn thông, năng lượng mới và tái tạo, cơ khí chế tạo và hóa dược; điều chỉnh phân bố không gian công nghiệp hợp lý nhằm phát huy sức mạnh liên kết giữa các ngành, vùng, địa phương để tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.