tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Trung Quốc thách thức Mỹ về công nghệ 4.0

  • Cập nhật : 19/10/2017

Việc Trung Quốc thành lập Phòng thí nghiệm công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ là thách thức lớn đối với Mỹ về cách mạng công nghệ 4.0.

Trung Quốc thách thức Mỹ về công nghệ 4.0

Ảnh minh họa.

Sự vươn lên nhanh chóng của Trung Quốc trong các nghiên cứu về AI đã khiến cộng đồng khoa học quốc tế đặt câu hỏi, liệu AL của Trung Quốc có “vượt mặt” thung lũng Silicon của Mỹ?

Bước tiến của Trung Quốc

Vào tháng 10 năm ngoái, Nhà Trắng dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama đã công bố một kế hoạch chiến lược nghiên cứu về AI, trong đó thừa nhận Mỹ đã không còn dẫn đầu thế giới về AI. Và ứng viên cho vị trí này có thể là Trung Quốc.

“Chính phủ Trung Quốc đang chuẩn bị cho một cuộc chiến với Mỹ để giành vị thế hàng đầu về công nghệ cho thế hệ tiếp theo”, ông Andrew Ng, cựu nhà khoa học của Baidu-công cụ tìm kiếm internet lớn nhất của Trung Quốc, cho biết.

Ông Robin Li, Nhà sáng lập của Baidu, đang kiến nghị Chính phủ Trung Quốc ban hành khung pháp lý để tạo điều kiện cho việc ứng dụng AI trong các ngành công nghiệp.

"Sự phát triển AI của Trung Quốc đã đạt đến đỉnh điểm”, ông Li cho biết và nhấn mạnh, khả năng AI của Trung Quốc chắc chắn ít nhất đang đứng thứ hai trên thế giới, nếu không phải là thứ nhất.

Chiến lược quốc gia

Các doanh nghiệp lớn tại Trung Quốc đang kiến nghị Chính phủ coi việc phát triển AI là một chiến lược quốc gia, tương tự như "Made in China 2025"- một kế hoạch hành động 10 năm nhằm xóa bỏ hình ảnh đất nước như một nhà sản xuất giá rẻ.

Không giống như các cuộc cách mạng công nghệ trước đây, AI là cơ hội duy nhất trong nhiều thập kỷ qua giúp Trung Quốc vươn lên dẫn đầu công nghệ.

Các khoản đầu tư khổng lồ đổ vào điện toán đám mây và dữ liệu lớn (big data) trong vài năm qua và nguồn nhân tài toán học khổng lồ của Trung Quốc sẽ góp phần giúp nước này vượt qua Mỹ trong lĩnh vực AI.

Hiện nay, Trung Quốc đang chi hàng tỷ USD để nâng cao vị thế của mình trong lĩnh vực công nghệ nhằm cân bằng với Mỹ. Động thái này nhằm kiểm soát những khoản đầu tư ra nước ngoài "không hợp lý" của các doanh nghiệp Trung Quốc. Những hạn chế như vậy đang đe dọa Tập đoàn Dalian mua lại Dick Clark Productions ở Los Angeles với giá 1 tỷ USD. Trong khi đó, báo động của Mỹ về những rủi ro an ninh và kinh tế tiềm ẩn từ việc Trung Quốc tiếp quản các công ty Mỹ đã được đưa ra.

 

Các thỏa thuận của Trung Quốc thường tập trung vào phần vốn đầu tư nhỏ thay vì cổ phần chi phối – một chiến lược nhằm giảm thiểu rủi ro trong khi vẫn thâm nhập được vào thị trường công nghệ Mỹ. Với tầm nhìn dài hạn, Baidu, Alibaba và Tencent đều đã thành lập các văn phòng ở California để nghiên cứu và đầu tư vào các doanh nghiệp.

Có thể thấy, Trung Quốc đã không còn giấu tham vọng giành ngôi vị dẫn đầu thế giới trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0.

 

Theo Diễn đàn Doanh nghiệp

Trở về

Bài cùng chuyên mục