Chiều 25/4, Công ty cổ phần Chứng khoán Kim Long (mã KLS, sàn HNX) đã họp Đại hội đồng cổ đông 2016. Đây là sự kiện được thị trường đặc biệt quan do HĐQT đã trình cổ đông phương án giải thể, trong khi Kim Long là một công ty chứng khoán vốn hơn 2.000 tỷ đồng, thường xuyên nằm trong top cổ phiếu giao dịch nhiều nhất thị trường.
Rau muống, trà đá ngang cơ đại gia ngân hàng
- Cập nhật : 21/10/2015
(Chung khoan)
Cổ phiếu “vua” một thời giờ đây không còn được săn lùng, thậm chí còn được chào bán với mức giá khá rẻ mạt, vài ba ngàn đồng. Nhiều ngân hàng vẫn chưa thể thoát khỏi khó khăn, bươn chải xử lý nợ xấu… và giá cổ phiếu thấp ở mức bất ngờ.
Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC) vừa thông báo bán đấu giá cổ phần Ngân hàng Phương Đông (OCB) và Ngân hàng Sài Gòn (SCB). Theo đó, ngày 20/10 tới, DATC sẽ bán đấu giá 26.660 cổ phần OCB với giá khởi điểm 4.900 đồng/cp và bán đấu giá 24.662 cổ phần SCB với giá khởi điểm 4.100 đồng/cp.
Mức giá mà DATC chào bán OCB và SCB thực sự thấp đến bất ngờ. Cách đây vài năm có lẽ ít NĐT có thể hình dung được giá cổ phiếu NH lại rẻ đến như vậy, chỉ ngang giá một mớ rau hay một cốc trà cho một cổ phần.
Hồi đầu năm 2013, giới đầu tư còn nghe đến thương vụ Công ty cổ phần Dịch vụ tổng hợp Sài Gòn (SVC) chuyển nhượng hết 4,05% vốn tại OCB. Bán tháo vốn khi đó, SVC vẫn thu về 11.000 đồng/cp. DN này đã thu về hơn 130 tỷ đồng sau khi chuyển nhượng toàn bộ 12,14 triệu cổ phần nắm giữ tại OCB
Đối tác nhận chuyển nhượng trong thương vụ này không được công bố. Tuy nhiên, đại gia giấu mặt này chắc hẳn cũng không thể ngờ được giờ đây OCB được rao bán ở mức giá rẻ đến như vậy.
Đầu 2015, SCB đã tìm đến các đối tác ngước ngoài và chào bán lần lượt 142,5 triệu cổ phần, tương ứng 9,9% vốn cho Noble Capital Group Limited; 47,5 triệu cp chiếm tỷ lệ 3,3% cho Glory Capital Investment Limited Place of Incorporation. Trong đợt tăng vốn này, SCB nhận được 1.900 tỷ đồng từ hai nhà đầu tư ngoại. Như vậy, giá bán cho đối tác ngoại cũng 10.000 đồng/cp, cao hơn nhiều so với mức giá khởi điểm 4.100 đồng/cp mà DATC đang rao bán.
SCB và OCB không phải là những cổ phiếu NH hiếm hoi bị rao bán dưới mệnh giá. Hiện tại, trên thị trường OTC, nhiều cổ phiếu NH cũng đang được giao dịch ở mức khá thấp như Techcombank (TCB) 9.000-9.500 đồng/cp, LVB 5.700-6.000 đồng/cp, BVBank 5.000 đồng/cp...
Đó là chưa kể tới một loạt các NH gần đây đã được NHNN mua lại với giá 0 đồng…
Cổ phiếu NH: Một thời đã xa
Cách đây 5-7 năm, cổ phiếu NH thực sự hấp dẫn giới đầu tư. Cổ phiếu VCB của Vietcombank từng được đấu giá thành công ở mức giá trung bình trên 100.000 đồng/cp. Cổ phiếu CTG cũng được đấu giá ở mức thấp hơn nhưng từng được các chuyên gia đánh giá ở mức “8 chấm”.
Nhiều cổ phiếu NH làm mưa làm gió trên các sàn chứng khoán như STB và ACB… Nhiều cổ phiếu NH quy mô vừa và nhỏ cũng giao dịch trên thị trường OTC với giá 3-4-5 chấm.
Tuy nhiên, cổ phiếu ngành NH trong vài năm gần đây đã thoái trào mạnh. Nhiều cổ phiếu NH trên sàn không còn hấp dẫn, cổ phiếu trên thị trường OTC càng khó bán. Nhiều đại gia vốn một thời mê mệt với đầu tư vào lĩnh vực NH, giờ đây nhiều người cũng ngãng ra, thậm chí bỏ tiền, bỏ cuộc. Quá trình tái cấu trúc đang khiến các NH lộ ra không ít những điểm yếu, những rủi ro chết người… mà không thể điều chỉnh nhanh chóng.
Không phải ngẫu nhiên hàng loạt các cổ phiếu NH được rao bán trên thị trường OTC ở mức giá thấp dưới mệnh giá. Đại diện pháp chế một NH cho biết, trong vài tháng gần đây, công việc chính của bà là làm việc với cơ quan pháp luật để rà soát lại các khoản vay và mối quan hệ với các cựu lãnh đạo.
Nhiều NH đang vật lộn để có thể tăng vốn thực, xử lý nợ xấu, tái cơ cấu loại hoạt động. Và tất nhiên, đi cùng với quá trình này là lợi nhuận thấp, không có cổ tức, thậm chí ăn vào vốn NH…
Theo báo cáo tài chính quý II/2015, lợi nhuận sau thuế của Ngân hàng OCB chỉ đạt 38 tỷ đồng, giảm tới 60% so với cùng kỳ 2014. Rủi ro tín dụng đã khiến NH này phải tăng gấp nhiều lần chi phí dự phòng.
SCB có quy mô vốn cả chục ngàn tỷ đồng, đứng thứ 4 tại Việt Nam nhưng lợi nhuận của NH này trong 3 năm qua chưa năm nào vượt ngưỡng 100 tỷ đồng. NH này chưa thể niêm yết cổ phiếu trên sàn như kế hoạch và cũng không thể trả cổ tức với mức lợi nhuận thấp như vậy.
Kế hoạch của NH này vẫn tiếp tục là tìm NĐT ngoại để tăng vốn, cải thiện hoạt động kinh doanh trong thời gian tới. SCB cũng tính đến khả năng tăng tỷ lệ sở hữu cho nhà đầu tư nước ngoài trong tương lai, khi được Chính phủ và NHNN cho phép.
Trước mắt, những khoản lợi nhuận ít ỏi sẽ được SCB dùng để tăng vốn tự có và nâng cao năng lực tài chính. Quá trình tái cơ cấu đã kéo dài hơn 3 năm nhưng việc chia cổ tức, niêm yết cổ phiếu… xem ra vẫn còn khá xa vời. NH vẫn mong cổ đông nhìn dài hơi hơn để tái cơ cấu thành công.
Theo kế hoạch, 2015, SCB sẽ đạt lợi nhuận tăng 10% lên 131 tỷ đồng nhưng so với quy mô vốn trên 14 ngàn tỷ, tỷ suất lợi nhuận vẫn còn quá thấp. Trong khi đó, triển vọng kêu gọi thêm vốn dường như không hề dễ dàng khi mà giá cổ phiếu đang được giao dịch trên thị trường OTC thấp như vậy.
Với thực tế này, gần đây, nhiều chuyên gia cho rằng, việc nắm giữ cổ phiếu NH hiện nay thực sự là rủi ro, nguy cơ nhiều hơn cơ hội. Giá cổ phiếu thấp cũng chưa hẳn đã rẻ. Cổ phiếu NH có lẽ cần thêm thời gian dài để có thể trở lại thời kỳ hoàng kim của mình.