Tiếp cận với NĐT như thế nào để chào bán chứng chỉ quỹ (CCQ) thành công là thách thức cực lớn mà các quỹ mở vẫn đang loay hoay để đi tìm lời giải.
Ngành nào sẽ hot cuối năm?
- Cập nhật : 05/06/2016
Không kém cạnh các thị trường khác trên thế giới, bước qua tháng 6, thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục tăng điểm cùng với thanh khoản cải thiện. Cụ thể, ngày 1/6, VN-Index tăng 1,42 điểm lên mốc 619,86 điểm và HN-Index tăng 0,01 điểm lên mức 81,93 điểm.
Toàn thị trường giao dịch ngày hôm qua, có thể thấy nhóm mã cổ phiếu có vốn hoá trung bình và nhỏ duy trì được mức tăng điểm ổn định xuyên suốt phiên gồm TNA, PAC, TCM và HAH.
Nhìn chung, dòng tiền đang khá phân hóa và dồn khá đều vào các mã cổ phiếu có mức độ vốn hóa khác nhau. Trong đó, xét riêng cổ phiếu HPG với tổng giá trị giao dịch lên tới 259 tỷ đồng đã chiếm đến 13% thanh khoản toàn thị trường. Bên cạnh đó, khối ngoại tiếp tục mua ròng trên cả 2 sàn.
Đối với nhóm ngành, thì nhóm cổ phiếu xây dựng, BĐS đang thể hiện bộ mặt tích cực. Với Thông tư 06 vừa rồi cũng như thông tin tiếp tục giải ngân gói 30 nghìn tỷ đồng vào chiều hôm trước, 2 nhóm này đang nhận được sự chú ý nhiều nhất hiện nay.
Thực ra, từ bức tranh KQKD quý I, ngành xây dựng và VLXD tiếp tục nổi lên với mức tăng trưởng vượt trội. Đơn cử, là nhà thầu xây dự̣ng hàng đầ̀u Việt Nam CTD ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu tăng gần 100% và LNST tăng hơn 200% trong quý I nhờ các công trình lớn từ 2015 chuyể̉n sang.
Các công ty sản xuấ́t VLXD trong danh sách khuyến nghị của nhà phân tích như HT1, DNP, BMP, KSB và HSG cũng công bố mức tăng trưởng LNST hai con số́, riêng HSG tăng hơn 3 lầ̀n cùng kỳ.
Như vậy, với triển vọng ngành xây dựng và thị trường BĐS cả nước, nhà đầu tư tin rằng các DN nói trên sẽ giữ vững được đà tăng trưởng này trong năm 2016.
Một lĩnh vực khác cũng đáng được quan tâm đó là bán lẻ (ô tô) và du lịch. Đây là 2 ngành được đánh giá cao không chỉ trong quý I, mà còn cả các quý tiếp theo. Trong khi tăng trưởng ô tô thương mại đang chậm lại, các nhà phân phối ô tô thương mại như SVC và PTB vẫ̃n đang bán hàng tốt.
Doanh số́ mảng ô tô của PTB tăng 24% trong quý I trong khi doanh thu của SVC tăng gần 50%. Đây là những DN được đánh giá cao về triển vọng kinh doanh dài hạn nhờ lợi thế́ về số́ lượng showroom và địa bàn hoạt động, và sự gia tăng quy mô của tầng lớp trung lưu tại Việt Nam.
Quan sát có thể thấy, thị trường bước qua tháng 6 dù không mạnh mẽ nhưng vẫn duy trì được đà tăng. Đây là điểm tích cực. Theo giới phân tích, sự hưng phấn này được kéo dài từ tháng 5 qua.
Cụ thể, nếu nhìn lại thị trường chứng khoán của tháng 5, loại trừ các giao dịch có tính “nhiễu”, giới phân tích nhận thấy khối ngoại đã mạnh dạn hơn trong việc mua vào-loại bỏ các cổ phiếu. Thanh khoản duy trì ở mức cao ngay cả trong những phiên thị trường đi ngang hoặc giảm là dấu hiệu tốt về tâm lý.
Trong khi thông tin KQKD quý chỉ có tác động đến từng cổ phiếu riêng lẻ, vấn đề nới room cũng có hiệu ứng lên toàn thị trường thông qua nhóm cổ phiế́u lớn. Thực tế, nhà đầu tư có thể nhận thấy sự hứng khởi trên thị trường duy trì đủ lâu và những thông tin vĩ mô cũng khá ổn để tiếp tục nắm giữ cổ phiếu dài hạn.
Cũng trong tháng 5, có thể thấy việc mua mới nhóm cổ phiếu có vốn hóa lớn và những cổ phiếu có beta cao chưa giúp nhà đầu tư kiế́m được tỷ suất lợi nhuận vừa ý.
Tuy nhiên, nhà đầu tư ưa lướt sóng đã có cơ hội tốt trong tháng 5 để “bán cao mua thấp”. Việc mua và nắm giữ dài hạn của một số nhà đầu tư kiên nhẫn để chờ một cơ hội tốt hơn đã xuất hiện trong những ngày cuối tháng 5, đầu tháng 6.
Dù vẫn đang trên đà tích cực, nhưng giới phân tích cho rằng trong tháng 6 có vài sự kiện có thể tác động đến thị trường nên nhà đầu tư phải thận trọng. Đó là, tháng 6 này sẽ diễn ra hoạt động tái cơ cấu danh mục của 2 quỹ ETFs và sẽ tác động đến cụ thể từng cổ phiếu hiện tại trong rổ. Chiến lược giao dịch ngược ETFs có thể phải cân nhắc để sử dụng trong tháng này.
Ngoài ra, những diễn biến về vĩ mô bắt đầu được thảo luận nhiều trên thị trường trong giai đoạn thiếu thông tin hỗ trợ hiện tại. Trong đó, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã thiết lập tỷ giá xuống thấp nhất từ tháng 3/2011. Thị trường đang chờ đợi nhiều thông tin, dữ liệu hơn để đánh giá về quyết định của FED sắp tới.
Đến nay, theo tập đoàn chuyên về giao dịch kỳ hạn CME, các thị trường đánh cược về 30% khả năng Fed sẽ tăng tỷ lệ lãi suất trong tháng 6 và 58% khả năng tăng trong tháng 7. Như vậy, thị trường sẽ có biến động sau hai cuộc họp của FOMC sẽ diễn ra vào hai ngày 14 - 15/6 và 26 - 27/7.
Do vậy, lời khuyên dành cho nhà đầu tư lướt sóng trong tháng 6 này là có thể giải ngân các cổ phiếu có sẵn trong danh mục ở các nhịp giảm nhằm tận dụng lợi thế T+ hay chờ đợi những nhịp hồi để cơ cấu lại danh mục ở mức giá tốt hơn.
(Thời báo Ngân hàng)