Phiên phục hồi ngày 19/1 sau khởi đầu u ám của thị trường chứng khoán 2016 khiến nhà đầu tư phân vân nên giải ngân lúc này hay đứng ngoài chờ cơ hội mới.
Kinh tế giảm tốc có thể không quá tệ với một số thị trường chứng khoán
- Cập nhật : 19/08/2015
(Tin kinh te)
Bất chấp tình hình kinh tế giảm tốc, xuất khẩu gặp khó khăn và đồng tiền giảm giá tại nhiều nước, tỷ suất lợi nhuận trên cổ phiếu (EPS) tại một số thị trường chứng khoán vẫn tăng.
Theo báo cáo của ngân hàng HSBC gần đây, tăng trưởng EPS của các công ty Hàn Quốc và Thái Lan thuộc hàng cao nhất Châu Á, mặc dù cả 2 nước này được Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán là nằm trong số các nước có tăng trưởng chậm nhất trong khu vực.
Theo HSBC, tăng trưởng kinh tế chậm có thể ảnh hưởng không quá tiêu cực đến thị trường chứng khoán, bởi giảm tốc kinh tế thường khiến các quốc gia hạ lãi suất, qua đó tác động tích cực đến chứng khoán.
Hãng IG Asia Pte cũng đồng ý với ý kiến trên, cho rằng lãi suất giảm sẽ hỗ trợ các lĩnh vực kinh tế cần tín dụng lớn, như ngành sản xuất xe hơi hay bất động sản. Các doanh nghiệp khi đó sẽ muốn đảo nợ để có mức lãi thấp hơn cũng như tăng cường các khoản vay nhằm đầu tư phát triển kinh doanh.
Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) đã giảm lãi suất 4 lần trong 1 năm qua xuống mức thấp kỷ lục trong khi GDP chỉ tăng 0,3% trong quý II so với quý I/2015, còn xuất khẩu giảm liên tục tính từ đầu năm đến nay. Tình hình tại Thái Lan cũng tương tự khi đã hạ lãi suất 2 lần từ đầu năm 2015. Bộ Tài chính của nước này cũng hạ dự báo tăng trưởng kinh tế.
Tuy tăng trưởng kinh tế giảm tốc có thể là một tác động không quá tệ đối với một số thị trường tại một thời điểm nào đó nhưng không thể kéo dài mãi. Khi nền kinh tế bị ảnh hưởng sâu và tình trạng tín dụng lên mức báo động, nhà đầu tư có thể không còn cảm thấy an toàn với chứng khoán nữa.