Thị trường chứng khoán toàn cầu đã mất hơn 10 nghìn tỷ USD trong quý III/2015, trong khi nhà đầu tư đã rút ròng 40 tỷ USD khỏi các thị trường mới nổi trong cùng giai đoạn.
“Đa phần nhà đầu tư Việt Nam có quan điểm ngắn hạn”
- Cập nhật : 19/08/2015
(Tin kinh te)
“Nhà đầu tư Việt Nam có quan điểm đầu tư ngắn hạn kiểu “hôm nay đầu tư, ngày mai có lời” còn chiếm phần đông”, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Chứng khoán Nhật Bản (JSI) Atsuhiko Haruyama bình luận.
Hoạt động tại Việt Nam từ 2009, JSI hiện có 3 cổ đông chính: Tổng công ty Viglacera, công ty chứng khoán Aizawa và công ty chứng khoán Japan Asia Holdings.
- Chúng tôi thực hiện các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ mở tài khoản, tư vấn đầu tư, lưu ký chứng khoán, đại lý môi giới mua bán chứng khoán tại quầy chưa niêm yết và niêm yết tại các sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và Tp.HCM.
Đối với nhà đầu tư cá nhân, chúng tôi đang cung cấp dịch vụ cho các nhà đầu tư người Việt Nam, người Nhật Bản cư trú hoặc không cư trú tại Việt Nam.
Thị trường trẻ
Số lượng khách hàng đang giao dịch với JSI hiện như thế nào?
Hiện tại chúng tôi đang có 12 khách hàng là các đơn vị, công ty có tư cách pháp nhân. Trong đó, doanh nghiệp Nhật Bản chủ yếu là các công ty chứng khoán, doanh nghiệp Việt Nam thì chủ yếu là các công ty quản lý đầu tư tín thác.
Về tài khoản cá nhân, hiện nay cả khách hàng người Việt Nam và người Nhật Bản, chúng tôi đang có tổng cộng 1.600 tài khoản.
Quá trình thành lập JSI đã diễn ra thế nào, thưa ông?
Đầu tiên Viglacera dự định thành lập một công ty chứng khoán với mục đích hỗ trợ các công ty thành viên muốn đa dạng hóa kinh doanh, hướng tới mục tiêu niêm yết.
Viglacera đã hợp tác với ông Kyu Eikan - một nhà đầu tư Nhật muốn đầu tư vào Việt Nam, đang tìm đối tác phù hợp - để đặt nền móng thành lập JSI.
Sau đó, cùng với sự hợp tác của công ty chứng khoán Aizawa và công ty chứng khoán Japan Asia Holdings, JSI chính thức ra đời.
Viglacera, Aizawa và Japan Asia Holdings đang đóng vai trò ra sao tại JSI?
Với kinh nghiệm dày dặn và tư duy của một nhà đầu tư Việt Nam, Viglacera hỗ trợ việc vận hành công ty. Aizawa tiếp nhận đơn đặt hàng chứng khoán Việt Nam, là cầu nối giao dịch với khách hàng người Nhật Bản.
Còn Japan Asia Holdings thì phụ trách hỗ trợ các chế tài thể chế kinh doanh, phái cử giám đốc và vấn đề nghiệp vụ.
Tôi rất muốn biết suy nghĩ của các ông về hiện trạng thị trường chứng khoán Việt Nam, cũng như các nhà đầu tư người Việt?
Thị trường chứng khoán Việt Nam là thị trường trẻ. Nền tảng của các nhà đầu tư trong nước còn hạn chế, và còn chưa có sự tham gia rộng rãi của nguồn vốn vào thị trường giấy tờ có giá dài hạn như bảo hiểm, tiền hưu trí, chứng chỉ quỹ, tiền gửi ngân hàng.
Việc quay vòng vốn cho nền kinh tế quốc dân bằng cách đưa tài sản của người dân đầu tư vào các ngành nghề tăng trưởng thông qua thị trường chứng khoán còn chưa hiệu quả. Các ấn chỉ có giá dài hạn như bảo hiểm, tiền lương hưu, tín dụng, tiền gửi ít được tham gia.
Nhà đầu tư Việt Nam có quan điểm đầu tư ngắn hạn kiểu “hôm nay đầu tư, ngày mai có lời” còn chiếm phần đông. Trong khi đó, đầu tư dài hạn cho các doanh nghiệp có triển vọng, quay vòng lưu hành tiền vốn kinh tế quốc dân làm cả cá nhân và doanh nghiệp đều có lợi, theo chúng tôi, mới là hình thức cơ bản và lâu dài.
Trong tương lai, chúng tôi mong muốn có thể đóng góp xây dựng một hệ thống kinh tế như vậy.
Nhiều thông tin tốt
Triển vọng của thị trường Việt Nam trong tương lai, từ góc nhìn của các ông?
Chúng tôi đang rất lạc quan vào thị trường chứng khoán Việt Nam.
Đầu tiên, về phía nhà đầu tư nước ngoài, nếu các doanh nghiệp niêm yết riêng biệt theo được thay đổi điều lệ, được tăng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài lên nới lỏng quy chế công bố 100% khung nước ngoài, họ sẽ dễ tham gia thị trường hơn.
Nền kinh tế đang phục hồi, mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,2% trong năm nay của Chính phủ Việt Nam đã đề ra rõ ràng.
Ngoài ra, xu thế dân số lý tưởng, giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán nhỏ hơn nhiều so với GDP, nền kinh tế toàn cầu hóa khi gia nhập TPP, AEC… là những thông tin tốt lành cho Việt Nam.
Hiện nay, phần lớn doanh nghiệp đã niêm yết chứng khoán là doanh nghiệp nhà nước, nhưng trong tương lai, có thể thấy các doanh nghiệp tư nhân sẽ cung cấp vốn cho doanh nghiệp và nền kinh tế, thị trường chứng khoán sẽ phát triển theo đúng hình thức nguyên bản của nó.
JSI có gì khác biệt so với các công ty chứng khoán khác?
Chúng tôi đang dồn lực đào tạo nhân lực cho công ty. Chúng tôi đào tạo tiếng Anh với mục đích theo kịp thị trường toàn cầu hóa hiện nay, đào tạo một cách triệt để nhằm nâng cao dịch vụ đối với khách hàng như: chào hỏi, ứng xử, thái độ khi giao tiếp…
Đó là căn bản cho một dịch vụ hoàn hảo. Nhưng bước đầu tiên phải là việc nâng cao ý thức, luôn nhắm đến sự hài lòng của khách hàng.
Về chứng khoán, niềm tin tưởng của khách hàng khi gửi tiền vốn là quan trọng hàng đầu. Chúng tôi luôn tập trung đào tạo nhân viên tôn trọng bảo mật thông tin cá nhân của khách hàng.
Mục tiêu của JSI trong tương lai có gì đáng chú ý không?
Chúng tôi đang tìm hiểu về mạng lưới khách hàng có tài sản lớn. Chúng tôi sẽ thực hiện tư vấn, hỗ trợ quản lý tài sản, đa dạng hóa danh mục đầu tư phân tán theo địa lý và các loại hình đầu tư vận hành tài sản được phân phối, tư vấn tài sản thừa kế.
Nhưng vì ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa có tư cách pháp nhân chứng chỉ hành nghề cho “financial planner” (“người lập kế hoạch tài chính”), nên tôi mong muốn Ủy ban Chứng khoán và các cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam sớm nghiên cứu và cấp chứng chỉ hành nghề chấp thuận hình thức kinh doanh này.