tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Các thị trường chứng khoán mới nổi đối mặt nhiều rủi ro

  • Cập nhật : 20/10/2015

(Chung khoan)

Các nhà quản lý quỹ đang có cái nhìn kém lạc quan hơn về triển vọng tăng trưởng kinh tế của Mỹ trong tương lai gần và lo ngại hơn về những tác động tiềm tàng của từ việc các nền kinh tế mới nổi giảm tốc đến giá cổ phiếu.

 

Sự sụt giảm kỳ vọng có thể thấy được từ kết quả cuộc khảo sát hàng quý do Northern Trust Asset Management (NTAM) thực hiện vào giữa tháng 9. Trong khoảng 100 nhà quản lý quỹ được hỏi, chỉ có 29% kỳ vọng kinh tế Mỹ sẽ tăng tốc trong 6 tháng tới - giảm so với con số 54% trong kết quả điều tra của quý 2/2015. Đây cũng là tỷ lệ ủng hộ quan điểm này thấp nhất trong vòng 3 năm trở lại đây.

Trong bối cảnh thị trường biến động vào tháng 8 và đầu tháng 9, các nhà quản lý quỹ đã xếp việc giảm tốc tại các thị trường mới nổi là rủi ro lớn nhất đối với thị trường cổ phiếu, thay thế cho việc Mỹ thay đổi chính sách tiền tệ. Trong 2 quý đầu năm, với 8 rủi ro có thể xảy ra cho thị trường chứng khoán, thì các nền kinh tế mới nổi mang đến ít rủi ro nhất.

Sau khi chứng kiến thị trường chứng khoán bán tháo mạnh chưa từng có, gần 20% số nhà quản lý quỹ mong đợi thị trường sẽ ổn định hơn trong 6 tháng tới. Trong khi đó, đại đa số (60%) các nhà quản lý quỹ tin rằng biến động sẽ tăng, nhưng tỷ lệ này đã giảm so với mức 74% của quý trước.

Một quan chức của NTAM cho biết gần 1/3 số nhà quản lý đang tranh thủ cơ hội kiếm lời khi thị trường biến động trong quý vừa qua. Đồng thời, khoảng 1/5 trong số đó cũng giảm lượng nắm giữ ngoại tệ do thị trường tiền tệ cũng biến động.

Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến bán tháo cổ phiếu trong tháng 8 và đầu tháng 9, bao gồm lo ngại về sự giảm tốc của kinh tế Trung Quốc, thời điểm tăng lãi suất của FED, giá dầu và các loại hàng hóa khác sụt giảm.

Trong khảo sát, 66% các nhà quản lý quỹ dự báo việc FED tăng lãi suất trong năm nay sẽ không tác động lớn đến thị trường tài chính bởi nó đã được phản ánh vào giá. Tuy nhiên, 20% tin rằng hành động của Fed sẽ làm cho đồng USD tiếp tục tăng giá và khiến các thị trường mới nổi sụt giảm.

Các trái phiếu doanh nghiệp hoạt động tốt, trái phiếu Mỹ và trái phiếu toàn cầu có lợi suất cao, và các khoản vay lãi suất thả nổi đang là các kênh đầu tư hấp dẫn nhất trên thị trường trái phiếu. Ngược lại, mảng chứng khoán có tài sản đảm bảo, trái phiếu thị trường mới nổi là các kênh đầu tư kém hấp dẫn nhất.

Trong quý 3/2015, 52% số nhà quản lý quỹ cho rằng chứng khoán tại các thị trường mới nổi bị định giá thấp, tăng so với con số 38% của quý trước. Thị trường châu Âu cũng bị định giá thấp theo quan điểm của 49% số người được hỏi. Tại Mỹ, 37% số người cho rằng chỉ số S&P500 được định giá cao hơn 10% so với thực tế.

Các nhà quản lý khá lạc quan về các thị trường chứng khoán phát triển (ngoài thị trường Mỹ) và các thị trường có vốn hóa nhỏ tại Mỹ, trong khi bi quan với trái phiếu Mỹ và trái phiếu của các thị trường mới nổi.

(Theo CafeF)

 

Trở về

Bài cùng chuyên mục