tin kinh te

Căng thẳng Hàn Quốc - Triều Tiên tối 24-08-2015

Đàm phán liên Triều ngày thứ ba: Vẫn bế tắc, thêm căng thẳng

Hãng tin Yonhap ngày 24-08 cho biết, cuộc đàm phán cấp cao giữa Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên nhằm giải quyết căng thẳng hiện nay trên bán đảo Triều Tiên đã bước sang ngày thứ ba, tức hôm nay (24-8) trong bối cảnh chưa có dấu hiệu tiến bộ nào.
"Các cuộc đàm phán vẫn đang được tiến hành" giữa Cố vấn an ninh quốc gia Hàn Quốc Kim Kwan-jin và Chủ nhiệm tổng cục chính trị quân đội Triều Tiên Hwang Pyong-so, phát ngôn viên của tổng thống Hàn Quốc Min Kyung-wook nói với các phóng viên hãng Yonhapnews.
quan doi han quoc trien khai he thong phong roc ket gan bien gioi lien trieu - anh: reuters

Quân đội Hàn Quốc triển khai hệ thống phóng rốc két gần biên giới liên Triều - Ảnh: Reuters

Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc Hong Yong-pyo và quan chức hàng đầu của Triều Tiên phụ trách các vấn đề Hàn Quốc Kim Yang-gon cũng đã tham gia các cuộc đàm phán tại Bàn Môn Điếm, nơi phân chia hai miền Triều Tiên.
Tuy nhiên, phát ngôn viên của tổng thống Hàn Quốc Min Kyung-wook đã từ chối cung cấp thêm thông tin chi tiết, nói rằng các báo cáo phương tiện truyền thông có thể gây tác động tiêu cực đến tiến trình đàm phán.
Đang lúc các cuộc đàm phán diễn ra, một quan chức quân sự Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên đã tăng gấp đôi số lượng pháo binh và triển khai 50 tàu ngầm. Trong khi đó, Hàn Quốc nói rằng quân đội Hàn quốc "sẽ hành động tương xứng đáp trả các mối đe dọa mà họ phải đối mặt".

Triều Tiên "triển khai 50 tàu ngầm" trong lúc hội đàm với Hàn Quốc

 Bộ Quốc phòng Hàn Quốc hôm 23-8 cáo buộc Triều Tiên triển khai 50 tàu ngầm và tăng gấp đôi lực lượng pháo binh ở biên giới liên Triều trong bối cảnh quan chức hai miền tiến hành hội đàm nhằm giảm nguy cơ xảy ra xung đột vũ trang.

Cuộc hội đàm mới nhất giữa quan chức Hàn Quốc và Triều Tiên được nối lại ở làng Bàn Môn Điếm ở biên giới hai nước chiều 23-8 (giờ địa phương).

Tuy nhiên, Seoul cho rằng Bình Nhưỡng đang tìm cách phá hoại cuộc gặp bằng cách tăng gấp đôi lực lượng pháo binh tại biên giới liên Triều so với hôm 21-8. Ngoài ra, một người phát ngôn Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết khoảng 70% tàu ngầm của Triều Tiên - khoảng 50 chiếc - đã rời căn cứ và biến mất khỏi radar quân sự của Seoul trong một động thái chưa từng có tiền lệ.

mot tau ngam cua trieu tien. anh: kcna

Một tàu ngầm của Triều Tiên. Ảnh: KCNA

binh si han quoc tai tp paju, gan lang ban mon diem. anh: yonhap

Binh sĩ Hàn Quốc tại TP Paju, gần làng Bàn Môn Điếm. Ảnh: Yonhap

"Đây là tình huống cực kỳ nghiêm trọng. Việc triển khai tàu ngầm của Triều Tiên là lớn nhất kể từ khi Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 khép lại. Chúng tôi lo ngại có điều gì đó không hay sẽ xảy ra. Chúng tôi không biết số tàu ngầm này tham gia chiến dịch gì và ở đâu" - giới chức quân sự Hàn Quốc nói với hãng tin Yonhap.

Để đối phó với bất kỳ hành động khiêu khích mới nào của Triều Tiên, Hàn Quốc vẫn đang duy trì tình trạng sẵn sàng chiến đấu và huy động thêm nhiều khí tài chống tàu ngầm, như máy bay tuần tra P-3C và tàu khu trục.

Căng thẳng leo thang trên bán đảo Triều Tiên sau khi Seoul cáo buộc Bình Nhưỡng cài mìn ở biên giới, khiến 2 binh sĩ Hàn Quốc bị thương vào đầu tháng này.

Dù Triều Tiên phủ nhận sự liên can nhưng Hàn Quốc đã cho nối lại chương trình phát thanh tuyên truyền chống nước láng giềng tại biên giới. Hai nước hôm 20-8 cò màn đấu pháo ngắn nhưng may không gây ra thương vong nào.


Trung Quốc điều xe tăng đến biên giới Triều Tiên?

Trên các trang mạng Trung Quốc đang đăng tải nhiều hình ảnh cho thấy xe tăng, xe bọc thép của quân đội Trung Quốc xuất hiện rầm rộ tại khu vực biên giới giáp với CHDCND Triều Tiên.

binh si trung quoc dieu khien xe tang tham gia mot cuoc tap tran tai mot hoc vien quan su o bac kinh - anh: reuters

Binh sĩ Trung Quốc điều khiển xe tăng tham gia một cuộc tập trận tại một học viện quân sự ở Bắc Kinh - Ảnh: Reuters

 Trang tin Want China Times (Đài Loan) ngày 23.8 trích dẫn bản tin tiếng Trung của tờ Nhật báo Phương Đông (Hồng Kông) cho biết trên các trang mạng xã hội Trung Quốc xuất hiện nhiều hình ảnh cho thấy xe bọc thép và xe tăng của quân đội Trung Quốc chạy trên đường phố Diên Cát, thị xã thuộc Khu tự trị Diên Biên ở tỉnh Cát Lâm, giáp ranh Triều Tiên.

Nằm cách biên giới chưa đầy 30 km, thị xã này được xem là nơi trung chuyển và giao thương chiến lược giữa Trung Quốc và Triều Tiên, theo Want China Times.

Nhật báo Phương Đông bình luận động thái điều binh này cho thấy Bắc Kinh đang xem mâu thuẫn hiện tại giữa Bình Nhưỡng và Seoul là nghiêm trọng.

Chính phủ hai miền liên Triều vẫn đang đàm phán để tìm giải pháp làm giảm căng thẳng.

anh mot xe tang dang chay tren duong pho thi xa dien cat, sat bien gioi trieu tien tren trang mang xa hoi trung quoc weibo

Ảnh một xe tăng đang chạy trên đường phố thị xã Diên Cát, sát biên giới Triều Tiên trên trang mạng xã hội Trung Quốc Weibo

 

Cho đến tối qua 23.8, phiên thứ hai của cuộc hội đàm khẩn cấp giữa các đại diện cấp cao của hai miền Triều Tiên bắt đầu từ 15 giờ (13 giờ, giờ VN) vẫn chưa kết thúc. Trước đó, hai bên đã gặp nhau hơn 6 tiếng đồng hồ trong ngày 22.8 mà không đạt được kết quả.

Theo AFP, tuy tình hình đang ở mức căng thẳng hiếm thấy trong vài năm qua nhưng đa số các nhà quan sát vẫn cho rằng nguy cơ xảy ra đụng độ lớn là không quá cao.


Mỹ tăng cường tập trận hàng hải với Hàn Quốc đối phó Triều Tiên

Mỹ đang tăng cường tập trận chống ngầm và các hoạt động tác chiến hàng hải khác với Hàn Quốc để có thể bảo vệ đồng minh tốt hơn trước mối đe dọa từ Triều Tiên. 
tau khu truc ten lua uss curtis wilber tham gia tap tran cung tau khu truc sejong the great cua han quoc o bien hoa dong trong cuoc tap tran foal eagle 2014. anh: usnavy

Tàu khu trục tên lửa USS Curtis Wilber tham gia tập trận cùng tàu khu trục Sejong the Great của Hàn Quốc ở biển Hoa Đông trong cuộc tập trận Foal Eagle 2014. Ảnh: USNavy

 

"Tại Đông Bắc Á, Bộ thực hiện một số cuộc tập trận hàng hải thường kỳ với Nhật và Hàn Quốc, tập trung tăng cường năng lực kết hợp đối phó với những sự khiêu khích, xử lý môi trường an ninh đang thay đổi ở Đông Bắc Á", Lầu Năm Góc cho biết trong báo cáo an ninh hàng hải châu Á - Thái Bình Dương. 

"Dù mục đích ban đầu là đối phó với lực lượng đặc nhiệm, cuộc tập trận song phương thường niên Key Resolve/Foal Eagle (Giải pháp Then chốt/ Đại bàng Non) giờ đã thêm vào hoạt động đổ bộ và tác chiến chống ngầm, nhằm công nhận tầm quan trọng của việc bảo vệ Hàn Quốc trong lĩnh vực hàng hải", Yonhap hôm qua dẫn báo cáo viết. 

Báo cáo được công bố trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trên bán đảo Triều Tiên, sau vụ đấu pháo hồi tuần trước. Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un hôm 21/8 tuyên bố tình trạng "bán chiến tranh", dọa chuẩn bị tấn công "tổng lực" Hàn Quốc.

Hơn 50 tàu ngầm Triều Tiên được cho là đã rời căn cứ đến các địa điểm không xác định, làm dấy lên nghi ngờ nước này có thể chuẩn bị tấn công bất ngờ nếu cuộc đàm phán cấp cao nhằm giảm căng thẳng sụp đổ. Seoul và Bình Nhưỡng hôm 22/8 tổ chức đàm phán cấp chính phủ để xoa dịu tình hình nhưng vẫn chưa có bước tiến đáng kể nào. 


Hàn Quốc yêu cầu Triều Tiên xin lỗi

Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye hôm nay kêu gọi Triều Tiên xin lỗi vì những hành động khiêu khích gần đây và sẽ không dừng chiến dịch tuyên truyền nếu Bình Nhưỡng từ chối.
tong thong han quoc park geun-hye. anh: reuters.

Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye. Ảnh: Reuters.

Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên trong những tuần gần đây tăng cao, sau khi Seoul cáo buộc Bình Nhưỡng đứng sau vụ nổ mìn hôm 4/8 làm hai binh sĩ Hàn Quốc bị thương. Triều Tiên và Hàn Quốc còn đấu pháo ở biên giới hôm 20/8. Triều Tiên phủ nhận trách nhiệm trong cả hai vụ việc.

Hàn Quốc sẽ "có biện pháp tương xứng và tiếp tục tuyên truyền" trừ khi Triều Tiên xin lỗi rõ ràng và cam kết không thực hiện hành động khiêu khích, Yonhap dẫn lời Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye nói trong cuộc họp thường kỳ với các trợ lý cấp cao của bà.

Hàn Quốc ngày 10/8 tái khởi động chiến dịch tuyên truyền dọc theo biên giới vốn đã dừng từ năm 2004, để đáp trả vụ nổ mìn. Đây là một vấn đề quan trọng trong cuộc đàm phán cấp cao giữa hai miền đang diễn ra.

Triều Tiên hôm 20/8 ra tối hậu thư với Hàn Quốc, cho Seoul 48 giờ đề dừng tuyên truyền và tháo dỡ toàn bộ loa, nếu không Bình Nhưỡng sẽ có "hành động quân sự mạnh mẽ". Hạn chót này đã trôi qua và không xảy ra đụng độ quân sự.

Tổng thống Park còn cảnh báo đáp trả mạnh mẽ nếu Triều Tiên tiếp tục khiêu khích. Tuy nhiên, bà cũng có cử chỉ hòa giải với Triều Tiên, nói Hàn Quốc sẽ nỗ lực hết sức vì sự hòa bình và thịnh vượng chung nếu hai bên dùng đối thoại để giảm căng thẳng.

Cuộc đối thoại cấp cao giữa Seoul và Bình Nhưỡng hôm nay bước sang ngày thứ ba nhưng vẫn chưa có tiến triển đáng kể. Đối thoại bắt đầu từ tối ngày 22/8 ở làng biên giới Panmunjom. Họ tạm nghỉ trong 11 giờ để đánh giá quan điểm từng bên và nhóm họp lại từ 15h30 hôm qua.


(

Tinkinhte

tổng hợp)

Xem tiếp bài thuộc chuyên đề

Khẩu chiến Hàn-Triều có biến thành vũ lực?

Xung đột Hàn-Triều: Thảm họa với toàn khu vực

Trung Quốc triển khai xe tăng, Mỹ sẽ đưa B-52 đến biên giới liên Triều?

Huyên náo, cuồng nộ trên bán đảo Triều Tiên

Căng thẳng Hàn Quốc - Triều Tiên ngày 24-08-2015

Mới cập nhật

Đầu tư an toàn và hiệu quả từ sản phẩm Lộc Vàng của TIKLUY

Cách chọn định dạng CV phù hợp với nhu cầu của bạn

Cách viết thư xin việc ấn tượng cho người chưa có kinh nghiệm

NEU CAREER WEEK 2024: Nguồn nhân lực thích ứng với toàn cầu hóa

7 điều hết sức đơn giản nhưng giúp CV chuyên nghiệp và nổi bật

Scribbles’ Tour 2024: Vọng Dấu Ẩn Tích

“Săn” việc mùa tuyển dụng: các lưu ý để không bỏ lỡ