Khẩu hiệu “Bình tĩnh và đi tiếp” (Keep Calm and Carry On) là phương châm của Janet Yellen. Còn có ai phù hợp hơn để ngồi vào vị trí này, để chịu mọi búa rìu của dư luận trong khi quốc hội đang chia rẽ sâu sắc về vấn đề hoạch định chính sách?
Nghệ thuật ngoại giao trong cuộc hội kiến Tập - Mã
- Cập nhật : 10/11/2015
(The gioi)
Cách xưng hô của hai nhà lãnh đạo Đài Loan và Trung Quốc cùng việc chia tiền hóa đơn trong bữa tối hôm qua cho thấy nét tinh tế trong nghệ thuật ngoại giao cũng như tình huống không dễ dàng giữa đôi bên.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu chiều qua gặp nhau ở Singapore. Đây là cuộc gặp đầu tiên giữa một chủ tịch Trung Quốc với một nhà lãnh đạo Đài Loan từ sau khi hòn đảo tách khỏi đại lục năm 1949.
Sau khi có cuộc họp kín trong khoảng 20 phút, hai nhà lãnh đạo cùng dùng bữa tối. Đặc biệt, hai ông góp tiền thanh toán hóa đơn. Hành động này cho thấy sự tinh tế trong nghệ thuật ngoại giao của đôi bên nhằm giữ gìn hòa khí mong manh được duy trì không dễ dàng suốt 66 năm qua, theoBloomberg.
Chuyên gia nhận định ông Tập sẽ tránh những hành động có thể đưa vị thế của ông Mã lên ngang bằng với mình, trong khi ông Mã cần tìm mọi cách để né những cử chỉ cho thấy sự lép vế hay quy phục.
Trương Chí Quân, Ủy viên Trung ương đảng khóa 18, phụ trách văn phòng các vấn đề về Đài Loan của Trung Quốc, cho hay "trong cuộc gặp lần này đôi bên thống nhất dùng thân phận và danh nghĩa lãnh đạo hai bờ" đại lục và Đài Loan. Cách xưng hô này giúp đảm bảo tính trung lập trong phát ngôn mà mỗi bên đưa ra, đồng thời giúp Trung Quốc tránh được việc vô tình thừa nhận tính hợp pháp của đảo Đài Loan.
Phát biểu trước khi lên chuyến bay tới Singapore, ông Mã nói mối quan hệ xuyên eo biển với Trung Quốc đang ở vào trạng thái ổn định nhất trong 66 năm và "đây là thời điểm hợp lý" để thiết lập các cơ chế gặp mặt cho hai nhà lãnh đạo. Nhờ đó, người đứng đầu đảo Đài Loan kế nhiệm ông sẽ có cơ hội để củng cố hơn nữa mối quan hệ với đại lục.
Dù vậy, theo David Yang, chuyên gia phân tích tại trung tâm tư vấn IHS Country Risk, cuộc thảo luận giữa ông Mã và ông Tập dường như sẽ không có bất kỳ đột phá nào.
"Ông Mã thừa hiểu rằng bất kỳ sự thỏa hiệp nào với Bắc Kinh cũng có thể bị nhìn nhận như một hành vi 'phục tùng' và gây ảnh hưởng xấu tới triển vọng thắng cử của đảng ông", Yang nói. "Ông Tập mặt khác cũng sẽ không đưa ra bất kỳ thỏa hiệp nào ảnh hưởng tới chính sách 'một Trung Quốc' được duy trì bấy lâu nay".
Ứng viên phe đối lập đảng Dân chủ Tsai Ing-wen của Đài Loan vẫn giữ thái độ lạc quan về cuộc gặp. Tuy nhiên, bà chỉ trích ông Mã vì đã giữ bí mật về kế hoạch gặp mặt với ông Tập quá lâu.
Ông Mã tuần này nói cuộc gặp sẽ không đưa ra bất cứ "thỏa thuận bí mật hay lời hứa hẹn" nào và chúng sẽ không ảnh hưởng tới cuộc bầu cử sẽ diên ra vào tháng một năm sau ở Đài Loan. Nó chỉ cho thấy rằng mối quan hệ xuyên eo biển đã bền chặt đến đâu.
"Chúng tôi hy vọng sẽ nâng cao mức độ trong tương lai", ông Mã nói tại cuộc họp báo ở Đài Bắc. "Mục tiêu của tôi là thiết lập một cơ chế cho các cuộc gặp thường xuyên giữa lãnh đạo đôi bên".
Theo bình luận viên Jonathan Sullivan từ South China Morning Post, ý nghĩa biểu tượng của cuộc gặp là rất lớn, đặc biệt đối với Trung Quốc, nơi mà viễn cảnh về việc Đài Loan quay trở về với đại lục luôn được người dân coi trọng hơn các cảnh tượng khác như hình ảnh Chủ tịch Tập bắt tay Tổng thống Mỹ Barack Obama hay hình ảnh ông Tập được đón tiếp nồng hậu ở Anh. Đây cũng là một tin tốt đối với người dân Trung Quốc ở quê nhà. TờGlobal Times còn tuyên bố "vấn đề Đài Loan đã không còn là vấn đề".
Trước khi gặp mặt ông Mã, Chủ tịch Trung Quốc đã mở một trung tâm văn hóa ở Singapore. Đứng bán những lá cờ nhỏ của Trung Quốc bên ngoài trung tâm, một kỹ sư máy tính người Trung Quốc ở Singapore cho rằng cuộc gặp không có nhiều ý nghĩa trong bối cảnh ông Mã sắp từ chức.
"Tôi không kỳ vọng cuộc gặp Mã - Tập sẽ dẫn tới bất kỳ đột phá nào trong quan hệ xuyên eo biển", anh nói. "Nó chỉ mang ý nghĩa biểu tượng mà thôi".