Mặc dù nhất trí hợp tác để tìm một giải pháp ngoại giao chấm dứt xung đột Syria, nhưng Tổng thống Mỹ Barack Obama và người đồng cấp Nga Vladimir Putin thể hiện mâu thuẫn nảy lửa tại Liên Hiệp Quốc (LHQ).

Đảng Liên minh Quốc gia vì dân chủ đối lập (NLD) do bà Aung San Suu Kyi dẫn đầu đang đến rất gần với chiến thắng, tuy nhiên bản thân bà Suu Kyi không thể trở thành tổng thống vì những ràng buộc của hiến pháp. Vậy câu hỏi được đặt ra là ai sẽ là tổng thống của Myanmar?
Theo Channel News Asia, cho tới sáng 10-11, có 54 ghế trong tổng số 330 ghế bầu của Hạ viện đã được công bố. Trong đó đảng Liên minh Quốc gia vì dân chủ của bà Aung San Suu Kyi giành được 49 ghế.
Trong khi đó, đảng Liên minh Đoàn kết và Phát triển (USDP) cầm quyền chỉ giành được ba ghế. Hai ghế còn lại thuộc về hai đảng thiểu số khác. Theo Ủy ban Bầu cử Liên bang Myanmar, kết quả bầu cử đầy đủ sẽ được công bố trong vòng 10 ngày hoặc lâu hơn.
Có chồng quá cố và hai con cùng mang quốc tịch Anh là trở ngại cho bà Suu Kyi tranh giành chiếc ghế tổng thống Myanmar.
Theo tờ Myanmar Times, Hiến pháp Myanmar quy định tổng thống sẽ được lựa chọn từ ba ứng viên do Hạ viện, Thượng viện và quân đội đề cử (quân đội vẫn nắm 25% số ghế ở lưỡng viện Quốc hội). Tổng thống được chọn sẽ thành lập chính phủ sau đó. Cuộc bỏ phiếu đó sẽ không được diễn ra trước tháng 2-2016.
Tuy nhiên, đảng nào sẽ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử này không phải là vấn đề đáng bàn cãi nữa vì theo kết quả khảo sát ban đầu, NLD đã dẫn đầu với tỉ lệ áp đảo hơn 70% số phiếu ủng hộ. Trong khi USDP đã thừa nhận sẵn sàng chấp nhận thất bại vào sáng 9-11.
Vấn đề là nhà lãnh đạo của NLD - bà Suu Kyi sẽ không thể được ứng cử cho vị trí tổng thống vì Hiếp pháp Myanmar cấm người có vợ chồng và con cái mang quốc tịch nước ngoài làm tổng thống Myanmar. Trong khi đó, người chồng quá cố cùng hai con của bà Suu Kyi đều mang quốc tịch Anh. Đây được xem là “rào cản” ngăn bà Suu Kyi chạm đến chiếc ghế tổng thống.
Có ba nhân vật được cho là ứng viên sẽ thay thế bà Suu Kyi làm tổng thống nếu Hiến pháp Myanmar không được thay đổi.
Nhân vật đầu tiên là ông Tin Myo Win, 64 tuổi, được cho là trung thành với đảng NLD và là bác sĩ riêng của bà Suu Kyi. Trong một lần trả lời phỏng vấn tờ Irrawaddy, ông Tin Myo Win nói rằng sẵn sàng chấp nhận đề nghị làm tổng thống “vì đất nước”.
Bên cạnh đó, Chủ tịch Quốc hội Myanmar, ông Thura U Shwe Mann, cũng được đánh giá là một ứng cử viên tổng thống tiềm tàng. Người này đã bị Tổng thống Thein Sein lật đổ khỏi quyền lãnh đạo đảng cầm quyền của ông là Liên minh Đoàn kết và Phát triển (USDP) hồi tháng 8-2015.
Nhân vật tiềm năng thứ ba là ông Tin Oo, cựu Tổng tham mưu trưởng quân đội Myanmar và hiện giữ chức chủ tịch đảng Liên minh Quốc gia vì dân chủ. Tuy nhiên, nhân vật này đã 88 tuổi.
Tuy nhiên, ba ứng viên trên nhiều khả năng sẽ chỉ điều hành Myanmar trong thời gian chính phủ do Đảng NLD tiến hành sửa đổi Hiến pháp, qua đó mở đường cho bà Suu Kyi trở lại nắm quyền. Thông tin này được tiết lộ trong cuộc phỏng vấn với hãng Reuters hôm 7-11 với ông Win Htein, một quan chức cấp cao của đảng Liên minh Quốc gia vì dân chủ và là cố vấn thân cận của bà Suu Kyi.
Mặc dù nhất trí hợp tác để tìm một giải pháp ngoại giao chấm dứt xung đột Syria, nhưng Tổng thống Mỹ Barack Obama và người đồng cấp Nga Vladimir Putin thể hiện mâu thuẫn nảy lửa tại Liên Hiệp Quốc (LHQ).
Khẩu hiệu “Bình tĩnh và đi tiếp” (Keep Calm and Carry On) là phương châm của Janet Yellen. Còn có ai phù hợp hơn để ngồi vào vị trí này, để chịu mọi búa rìu của dư luận trong khi quốc hội đang chia rẽ sâu sắc về vấn đề hoạch định chính sách?
Hệ thống bầu cử ở Mỹ khiến những người giàu nhất tạo ra ảnh hưởng vô biên lên nền chính trị và đe dọa quốc gia trước giờ vẫn tự hào là nền dân chủ kiểu mẫu của hành tinh.
"Với tư cách là con của cha tôi, tôi không thể làm ngơ trước những gì đang diễn ra", bà Aung San Suu Kyi nói về quyết định tham gia vào chính trị, sự nghiệp đã khiến bà phải xa cách gia đình trong rất nhiều năm.
Bất chấp sự ngăn cản, đàn áp của các tướng lĩnh quân đội, bà Aung San Suu Kyi vẫn kiên cường chiến đấu và đang thắng thế trong cuộc bầu cử lịch sử tại Myanmar
Để chiến đấu cho tự do và dân chủ của Myanmar, bà Suu Kyi đã nuốt nước mắt không về nước nói lời vĩnh biệt với người chồng đang hấp hối.
Cách xưng hô của hai nhà lãnh đạo Đài Loan và Trung Quốc cùng việc chia tiền hóa đơn trong bữa tối hôm qua cho thấy nét tinh tế trong nghệ thuật ngoại giao cũng như tình huống không dễ dàng giữa đôi bên.
70 năm trước, lãnh đạo Quốc dân đảng và đảng Cộng sản Trung Quốc đã có cuộc gặp cuối cùng trước khi cuộc nội chiến nổ ra, dẫn tới việc Đài Loan tách khỏi đại lục.
Cuộc bầu cử dân chủ ở Myanmar vẫn còn không ít ẩn số. Xin điểm qua vài gương mặt và đảng phái có ý nghĩa quyết định đến kết quả bầu cử.
Chuyện Bộ trưởng Quốc phòng Đức bị tố đạo văn trong luận án tiến sĩ cách đây 25 năm khiến hình ảnh của nhóm 5+ có phần lung lay trong mắt người hâm mộ. Đây chỉ là một thách thức nhỏ đối với nhóm 'thiểu số' những bóng hồng đứng đầu cơ quan quyền lực này.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự