Trong 10 người giàu nhất hành tinh tính đến thời điểm hiện tại có tới 4 trùm công nghệ. Tiếc rằng cả 2 sếp lớn của Google (Alphabet) không xuất hiện trong danh sách này.
Làm thế nào để cho đi 1 tỷ USD và chuyện làm từ thiện của tỷ phú thế giới
- Cập nhật : 04/01/2016
(Doanh nhan)
Nghĩa cử cao đẹp như lời hứa sẽ dành đến 99% tài sản từ Facebook của Zuckerberg làm dấy lên cuộc tranh luận, đặc biệt là ở Mỹ.
Đối với 1.826 tỷ phú trên thế giới, việc xử lý khối tài sản khổng lổ trở nên khó khăn hơn họ tưởng. Và đương nhiên, mỗi người có một lối đi riêng.
Trong bức thư gửi con gái mới sinh, Mark Zuckerberg hứa hẹn sẽ cống hiến 99% tài sản của mình để làm từ thiện. Bức thư gửi đến một người nhưng được hàng triệu người đọc và thảo luận. Trong số đó, có đến 1.825 đặc biệt quan tâm đến bức thư này. Đây chính là các tỷ phú. Theo thống kê hàng năm của tạp chí Forbes, tổng tài sản của những người này đạt đến con số 7 nghìn tỷ USD.
Chuyện của Mark Zuckerburg
Những người như Zuckerberg có thể đã quan tâm nhiều hơn đến việc làm từ thiện. Nếu trở thành tỷ phú nhờ thừa kế, có thể họ đã làm từ thiện trong nhiều năm. Nếu họ mới giành được tiền từ công nghiệp hóa ở Trung Quốc hay nhờ đầu tư vào công ty có giá trị trên 1 triệu USD ở Silicon Valley, rất có thể, họ đã có cơ hội để giúp đỡ những người kém may mắn và làm cho thế giới tốt đẹp hơn. Những người trong cả hai trường hợp này đều đang tham gia vào nỗ lực từ thiện. Từ thiện theo cách thông thường, tức là làm việc thiện tại một điểm cụ thể (khi có thiên tai, bệnh dịch) đang có nhiều thách thức và chính vì thế nên người ta quan tâm đến cách từ thiện mới mà thuật ngữ tiếng Anh gọi là philanthrophy.
Nghĩa cử cao đẹp như lời hứa sẽ dành đến 99% tài sản từ Facebook của Zuckerberg làm dấy lên cuộc tranh luận, đặc biệt là ở Mỹ. Tại Mỹ, việc các ông trùm làm từ thiện gần như là truyền thống, từ thời John D Rockefeller và Andrew Carnegie. Trong thời kỳ phát triển kinh tế thứ hai, xã hội một lần nữa lại xem xét sự cân bằng giữa việc khuyến khích hoạt động từ thiện và việc phân bổ tiền thuế của chính phủ. Những người từ thiện kiểu mới phải quyết định nhiều vấn đề hơn: phải hành động nhanh ra sao, gây ảnh hưởng lớn thế nào, kiểu làm từ thiện này có thể gây tranh cãi ra sao và cấu trúc pháp lý như thế nào. Tất cả các câu hỏi này đều gây tranh cãi đối với hoạt động từ thiện. Do đó, việc làm thế nào để cho đi một tỷ đô la chẳng phải là việc dễ dàng.
“Cho khi còn sống”: làm sớm xong sớm
Chuck Feeney vẫn được gọi với cái tên "tỷ phú không tiền". Ông chuyển giao quyền sở hữu Shoppers Duty Free cho một quỹ. Quỹ này có nhiệm vụ: cho đến năm 2020, phải sử dụng toàn bộ tiền trên để làm từ thiện. Hoàng tử Saudi Alwaleed bin Talal al-Saud, cũng là một nhà đầu tư, là minh họa cho một mô hình hoạt động từ thiện truyền thống. Năm nay, Hoàng tử Ả rập Alwaleed bin Talal al-Saud cho biết kế hoạch gây quỹ để sau khi ông từ giã cõi đời, các con của mình sẽ quản lý quỹ như "một lời cam kết với nhân loại ".
Chuck Feeney vẫn thường nói: “cho đi khi còn sống vui nhiều hơn nhiều lúc đã chết đi”. Chuck Feeney là doanh nhân Mỹ gốc Ireland, nay đã 84 tuổi, là người sáng lập ra Duty Free Shoppers- chuỗi bán lẻ vào năm 1960. Ông là người một ví dụ hiện đại của phong trào "cho khi còn sống". Phong trào này cho rằng: những người giàu nên bắt đầu hoạt động từ thiện từ sớm và cũng phải kết thúc nó sớm. Phong trào này là một thách thức đối với các mô hình từ thiện truyền thống của Mỹ vốn được John D Rockefeller, Henry Ford và Andrew Mellon tạo ra. Mô hình truyền thống vẫn có những những tổ chức từ thiện lớn nhất, tồn tại đến gần 70 năm sau khi người sáng lập cuối cùng qua đời. Những tổ chức này chỉ chi tiêu với khoản thu nhập từ lãi ngân hàng.
Quỹ Atlantic Philanthropies của ông Chuck Feeney được thành lập từ năm 1984 và sẽ kết thúc vào năm 2020. Sang năm tới, quỹ này sẽ đưa ra khoản trợ giúp cuối. Như vậy, quỹ đã làm từ thiện với số tiền 8 tỷ USD vào nhiều lĩnh vực: từ chăm sóc cho người bị mất trí nhớ ở Ireland, phòng chống AIDS ở Nam Phi đến việc chống lại án tử hình ở Mỹ.
Cái tên của Julius Rosenwald, người sáng lập ra cửa hàng bán lẻ Sears cũng sánh ngang với Rockefeller. Trong số những người ủng hộ phong trào, người ta chú ý đến Julius Rosenwald vì ông là người đầu tiên nói rằng mình sẽ sử dụng tiền mặt chứ không phải tiền lãi từ tài khoản để chi cho tổ chức. Quỹ của ông tiếp tục hoạt động đến năm 1948, tức là 16 năm sau ngày Julius Rosenwald qua đời.
Các quỹ của gia đình được xây dựng để truyền cho thế hệ con cháu vẫn là mô hình chủ đạo ở Mỹ nhưng lại được nhân rộng thành công ở nhiều nước. Các chuyên gia tư vấn về từ thiện cho biết: các tỷ phú mới ở Trung Quốc và Trung Đông đang sử dụng mô hình này.
Có nhiều lý do khiến phong trào "cho khi còn sống" bùng lên ở Mỹ. Không chỉ là cái "vui " như ông Feeney từng nói, mà đó là sự hài lòng khi thấy tiền của một người mang lại sự ảnh hưởng. Ngoài ra, nó còn mang lại những tranh luận mang tính toán học.
Theo Hal Harvey, giám đốc điều hành của công ty cố vấn chính sách môi trường Energy Innovation, việc chờ đợi chỉ có ý nghĩa nếu trong thời gian đợi chờ đó, tiền tăng nhanh còn vấn đề cần giải quyết không trở nên phức tạp hơn. Khi lượng khí cacbon trong khí quyển tăng cao như hiện nay, việc mạnh tay chi tiền cho mục tiêu chống biến đổi khí hậu có hiệu quả hơn việc chi nhỏ giọt. Nếu vấn đề tiêu cực phát triển nhanh hơn yếu tố tích cực, phải mạnh dạn tiêu tiền.
Với Christopher Oechsli, giám đốc điều hành Atlantic Philanthropies, khiêm tốn cũng là một vấn đề. Chúng ta không phải là những người duy nhất có tiền để cống hiến cho xã hội. Cũng đừng nên tự đánh giá quá cao mà cho rằng những gì mình làm, những gì mình nghĩ thực sự quan trọng đối với thế giới, hơn những người khác. Phải nhớ rằng càng ngày người ta càng giàu lên.
Chọn vấn đề nào để giải quyết?
Người đồng sáng lập Facebook là Dustin Moskovitz cùng với vợ- bà Cari Tuna thành lập quỹ GiveWell. Quỹ này được các cựu chuyên gia phân tích quỹ đầu tư quản lý, do đó, có thể những loại hình từ thiện hiệu quả nhất. Trong khi đó, Sean Parker, một người đầu tư vào Facebook ủng hộ việc tìm kiếm ngách: chống lại bệnh ung thư bằng liệu pháp miễn dịch.
Những người bỗng chốc trở thành tỷ phú công nghệ chỉ sau một đêm cùng quyên góp cho Silicon Valley Community Foundation. Đây là tổ chức gây quỹ nhằm tư vấn các nhà tài trợ. Quỹ này như một hộp các quân bài. Mỗi thẻ bài có một giá trị khác nhau: khiêm tốn, công lý, truyền thống, ví dụ: quyền dân sự, an toàn thực phẩm, nhà ở. Mục đích là để giúp các nhà từ thiện tương lai quyết định cần tập trung vào vấn đề gì. Quả thật có đến hàng tỷ con đường để làm từ thiện.
Theo bà Melissa Berman – thuộc tổ chức tư vấn các nhà tài trợ Rockefeller Philanthropy Advisors, một câu hỏi quan trọng được đặt ra ngay từ đầu là có nên đưa ra hàng loạt các vấn đề lớn cần giải quyết hay chỉ tập trung hướng đến những vấn đề cụ thể. Có lẽ Facebook có tác động lớn đối với cuộc sống của chúng ta. Nhưng người sáng lập của nó đã đặt ra tham vọng còn lớn hơn thế nữa. Mark Zuckerberg đặt ra mục tiêu "phát triển tiềm năng con người và đẩy mạnh sự bình đẳng cho mọi trẻ em". Trong bức thư gửi đến con gái mới sinh, Mark đưa ra rất nhiều lĩnh vực có thể tập trung hướng đến, từ giáo dục cá nhân đến chữa bệnh và xây dựng cộng đồng.
Trong khi đó, Dustin Moskovitz, đồng sáng lập Facebook cùng với vợ - Cari Tuna đưa ra một phương pháp tiếp cận bằng cách đưa ra một bảng lớn đánh giá về các giá trị của mỗi hành động: từ ngăn ngừa tiểu hành tinh chạm vào trái đất đến trợ cấp tiền cho người dân Kenya (Các tiểu hành tinh không nhận được tiền, nhưng người dân Kenya thì có).
Thông điệp nổi bật mà Cari Tuna đưa ra là “đừng yêu”. Theo cô, việc đưa ra một bảng đánh giá các hoạt động của một tổ chức từ thiện có một nhược điểm: bạn dễ dàng cảm thấy “yêu” vấn đề này hơn vấn đề khác. Phải đến tận nơi quan sát để tìm ra lĩnh vực bạn cần hướng tới, tuy nhiên điều này khá khó để đưa đến sự so sánh.
Những người ủng hộ cách tiếp cận hẹp thì cho rằng, những hành động như chữa cho các thành viên trong gia đình hay giải quyết những vấn đề trong khi phố hơn cũng mang lại mang lại niềm đam mê.
Sean Parker, một nhà đầu tư vào Facebook, cho rằng: các nhà từ thiện cần tập trung vào những lĩnh vực mà họ có một cái nhìn sâu sắc, độc đáo hoặc có cách tiếp cận mới. Hẹp không có nghĩa là không tham vọng, mà nó có nghĩa là các nhà từ thiện tham vọng sẽ cần phải suy nghĩ về khả năng chịu rủi ro.
Theo bà Berman, đây là chuyện “cho hết trứng vào cùng một giỏ”. Nhà từ thiện có thể đánh cược tất cả. Ví dụ, để chống lại ung thư, có nhiều cách, nhưng anh chọn cách tiếp cận bằng gen, cách này có thể không mang lại nhiều kết quả nhưng ít nhất thì có thể cho mọi người thấy rằng công đồng y khoa không phải mất đến 1 tỷ USD để đi đến ngõ cụt.