Chào mừng tháng 9 mùa tựu trường – mùa của các tân sinh viên bước vào giảng đường Đại học. Nhân dịp này, TTTM Savico MegaMall kết hợp cùng Học viện Nông Nghiệp Việt Nam & các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội tổ chức chương trình Sắc Màu Tuổi Trẻ, trong 2 ngày 16 & 17/9/2017 với nhiều hoạt động bổ ích, lý thú nhằm lan tỏa sự sôi nổi & nhiệt huyết của tuổi trẻ.
Việt Nam nên mở rộng miễn thị thực
- Cập nhật : 23/07/2017
Việt Nam đã miễn thị thực (visa) cho 22 quốc gia, vùng lãnh thổ. Nhưng trong đó có 10 quốc gia lạ lẫm, hầu như không có khách đến Việt Nam...
Nhiều doanh nghiệp kỳ vọng Việt Nam sẽ mở rộng diện miễn visa để phát triển ngành du lịch. Trong ảnh: khách du lịch đến Việt Nam tại sân bay Tân Sơn Nhất, TP.HCM - Ảnh: CHÂU ANH
Lượng khách du lịch đến Việt Nam trong vài năm gần đây tăng trưởng khá ổn định, trung bình 11%/năm, riêng năm 2016 Việt Nam đã thu hút được hơn 10 triệu khách.
Tốc độ tăng trưởng khả quan nhưng chỉ so với chính Việt Nam, nếu so với Hàn Quốc hay Nhật Bản thì mức tăng này chậm hơn nhiều. Vậy điểm nghẽn là gì?
Nhìn lại chính sách miễn visa
Rất nhiều du khách nước ngoài đã phàn nàn rằng thủ tục visa là một trong những yếu tố cản trở họ quyết định đến một quốc gia nào đó.
Việt Nam chỉ đang miễn giảm cho 22 quốc gia, nhưng nếu nhìn vào danh sách này chúng ta sẽ thấy ngạc nhiên vì có những quốc gia nhiều người không biết nằm ở đâu hay đọc thế nào cho đúng.
Trong khi đó, 10 quốc gia có lượng khách du lịch đến Việt Nam nhiều nhất lại gần như không có tên trong danh sách.
Xét về góc độ hỗ trợ du lịch phát triển, chúng ta chưa miễn visa đúng thị trường có nhu cầu miễn nhất.
Chính sách visa liên quan mật thiết đến chính sách ngoại giao, phải bảo đảm an ninh, an toàn và đảm bảo nguồn thu từ visa.
Nhưng muốn phát triển mạnh du lịch, chúng ta phải chấp nhận có những thị trường đưa ưu đãi đơn phương. Nhiều nước đã làm như vậy.
Công việc của các nhà làm chính sách là cân nhắc giữa chi phí và lợi ích, cần xác định ưu tiên cho nguồn nào.
Ngay khi Việt Nam tiến hành áp miễn visa cho công dân năm nước châu Âu đến du lịch tại Việt Nam từ 15 ngày trở xuống, lập tức lượng du khách năm nước này đến Việt Nam tăng vọt và mức tăng này duy trì hơn 20% trong năm tháng đầu năm 2017 dù miễn visa của Việt Nam (chính sách này gia hạn từng năm một) chủ yếu chỉ thu hút khách đi lẻ.
Việc miễn visa theo năm khá... đánh đố và vướng về luật: khách được miễn visa một khi rời khỏi Việt Nam thì 30 ngày sau mới được nhập cảnh trở lại.
Chúng ta đều nhận thấy Chính phủ đang cố gắng chuyển hóa trong vấn đề visa như visa điện tử, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân từ 40 quốc gia, vùng lãnh thổ.
Nhưng đó chỉ là thuận lợi về mặt hình thức, đã đến lúc cần coi visa là công cụ cạnh tranh trong thu hút khách du lịch để mở rộng miễn visa.
Nhiều kinh nghiệm cần tham khảo
Trước đây, việc tiếp cận visa Nhật Bản, Hàn Quốc của người Việt rất khó khăn do tình trạng người Việt Nam đi du lịch rồi trốn lại nhiều.
Nhưng các quốc gia này nhận thấy để phát triển du lịch, cần phải nới lỏng điều kiện làm visa.
Họ triển khai việc cấp thị thực không chỉ dựa vào lãnh sự quán hay tổng lãnh sự mà tiến hành ủy quyền cả cho các công ty du lịch.
Các công ty này nếu không quản lý được, để xảy ra vi phạm sẽ bị ngừng ủy quyền.
Sau một thời gian triển khai, số người trốn lại các quốc gia này thông qua con đường du lịch giảm hẳn nhờ hàng rào “kỹ thuật” tâm lý.
Và lượng khách du lịch đến Hàn Quốc, Nhật Bản từ Việt Nam tăng vọt, nếu không muốn nói là “bùng nổ”.
Tương tự, Đài Loan hơn một năm qua đón lượng khách Việt Nam sang tăng hơn 100% so với trước nhờ áp dụng chính sách không hẳn miễn visa mà thừa nhận visa của những nước phát triển khác đã cấp cho công dân Việt Nam.
Nhìn vào quy luật chung, các nước đang cố gắng chuyển hóa vấn đề visa nhanh hơn cho mục tiêu du lịch.
Với những quốc gia Việt Nam đang cho phép miễn visa, cần kéo dài thời gian thực hiện thành 2-3 năm thay vì từng năm một.
Các cơ quan chức năng cần có thông báo sớm để doanh nghiệp lên kế hoạch, chiến lược, vì visa là yếu tố quan trọng để xây dựng những kế hoạch dài hơi.
Khi thực hiện miễn giảm visa, có thể chọn thị trường nguồn, tốp 10 thị trường có lượng du khách đến Việt Nam nhiều nhất hoặc chọn tốp 10 quốc gia có thu nhập cao nhất trên thế giới, nhóm du khách sẵn sàng chi tiêu cao.
Một khi đã nới lỏng rồi cần kéo dài thời gian du khách được phép miễn thị thực lên 30 ngày so với 15 ngày như hiện nay. Có như vậy mới lôi kéo được du khách ở lại, mua sắm nhiều hơn.
Các công ty du lịch vẫn đang kỳ vọng sự tăng trưởng mới khi Chính phủ có thể mở rộng danh sách các quốc gia được miễn visa vào tháng 6-2018.
ÔNG NGUYỄN QUỐC KỲ, (tổng giám đốc Vietravel)
NHƯ BÌNH ghi
Theo Tuoitre.vn