Ngăn chặn âm mưu can thiệp vào công việc nội bộ của đất nước
Việt Nam-Lào ký nhiều văn bản hợp tác quan trọng
Giám đốc rút súng điện đe dọa sau va chạm giao thông
Cảnh báo về cầu tàu Đài Loan trôi dạt trên vùng biển Trường Sa
Đà Nẵng: Thêm một phó giám đốc công an thành phố
Tin trong nước đọc nhanh chiều 27-12-2015
- Cập nhật : 27/12/2015
Việt Nam - Campuchia khánh thành cột mốc biên giới số 30
Lễ khánh thành cột mốc số 30 được tiến hành trang trọng sáng 26-12 theo nghi lễ cấp cao của hai nước Việt Nam - Campuchia.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Campuchia Hunsen làm thủ tục khánh thành cột mốc biên giới số 30 - Ảnh: B.D
Ngày 26-12, Việt Nam và Campuchia đã tổ chức Lễ khánh thành cột mốc số 30 trên đường biên giới đất liền giữa hai nước và đoạn đường nối hai trạm kiểm soát cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh - Ozadav (xã Ianan, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai, Việt Nam và xã Ponhai, huyện Ozadav, tỉnh Rattanakiri, Campuchia).
Tham dự buổi lễ có Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cùng đoàn đại biểu cấp cao của Việt Nam. Về phía Campuchia có sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Techo Hunsen cùng với đại diện lãnh đạo của các bộ ngành liên quan.
Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định mối quan hệ láng giềng hữu nghị, truyền thống, hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt Nam - Campuchia đã và đang không ngừng củng cố và phát triển trên nhiều mặt.
Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh - Ozadav nằm trên quốc lộ 19 của Việt Nam, nối với quốc lộ 78 của Campuchia, là một trong những tuyến đường trọng yếu nối các tỉnh Tây nguyên của Việt Nam với các tỉnh Đông bắc của Campuchia.
Việc hoàn thành đường nối hai trạm kiểm soát cửa khẩu quốc tế này sẽ tạo điều kiện thông suốt tuyến đường quan trọng, khai thác tiềm năng kinh tế, du lịch cũng như hoạt động thương mại, đầu tư giữa hai nước nói riêng và vùng tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia nói chung.
Thủ tướng Campuchia Hunsen cho rằng việc khánh thành cột mốc số 30 là sự nỗ lực của cả hai bên trong suốt một thời gian dài.
Ông Hunsen cũng bày tỏ hi vọng hai bên sẽ sớm hoàn thành toàn bộ công tác phân giới cắm mốc, xây dựng một đường biên giới chính xác, công bằng trên cơ sở luật pháp của mỗi nước, phù hợp với thực tiễn và luật pháp quốc tế, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết nối giữa hai nước Việt Nam - Campuchia cũng như các nước trong khu vực ASEAN và khu vực tiểu vùng sông Mekong.
Cuối buổi lễ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Hunsen đã cùng mở tấm vải phủ cột mốc số 30 và đoạn đường nối hai Trạm kiểm soát cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh - Ozadav.
Cột mốc số 30 là một trong ba cột mốc trong gói đã được Uỷ ban Liên hợp phân giới cắm mốc biên giới hai nước thống nhất xác định vào tháng 5-2011, sau khi Chính phủ hai bên ký Bản ghi nhớ (MOU) tháng 4-2011.
Sau một thời gian trì hoãn, hai cột mốc số 30 và 275 đã được hai bên nhất trí khởi công xây dựng vào ngày 20-11.
Việc hoàn thành xây dựng hai cột mốc này thể hiện quyết tâm của Chính phủ hai nước trong việc hợp tác sớm hoàn thành công tác phân giới cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia, cùng nhau xây dựng đường biên giới hoà bình, hợp tác, hữu nghị và phát triển bền vững.
Phát hiện cơ sở chế biến cà phê “bẩn” tại Nha Trang
Đó là cơ sở sản xuất cà phê bột Hoàng Minh (ở thôn Xuân Lạc, xã Vĩnh Ngọc, TP Nha Trang).
Cán bộ Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Khánh Hòa lấy mẫu cà phê của cơ sở Hoàng Minh để gởi đi kiểm nghiệm - Ảnh: CHU ĐỨC HÙNG.
Ngày 25-12, ông Nguyễn Trọng Chánh - chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Khánh Hòa) - cho biết vừa kiểm tra, phát hiện cơ sở sản xuất cà phê Hoàng Minh vi phạm các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tại đây có nhiều loại nguyên liệu, hóa chất, phụ gia sử dụng để sản xuất cà phê không rõ nguồn gốc, không có hồ sơ quản lý; nền khu vực sản xuất dơ bẩn, bong tróc; khu vực làm nguội cà phê sau khi rang sử dụng vật liệu không phù hợp; cà phê thành phẩm bỏ tràn ra nền nhà...
Cơ sở sản xuất này cũng không có giấy phép đăng ký kinh doanh.
Một cán bộ tham gia đoàn kiểm tra cho biết chủ cơ sở là bà Bùi Thị Diện cho biết mỗi ngày sản xuất được khoảng 50kg cà phê và phân phối cho các quán cà phê cóc, còn các nguyên liệu, vật liệu sử dụng để sản xuất cà phê được mua ngoài thị trường.
Bà này cũng thừa nhận cơ sở không đảm bảo điều kiện vệ sinh và hứa khắc phục.
Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản đã lấy mẫu cà phê của cơ sở Hoàng Minh gửi Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng khu vực 3 (TP.HCM) để kiểm nghiệm.
Theo ông Chánh, chi cục đang mở đợt cao điểm kiểm tra chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp từ ngày 10-12 đến hết Tết Bính Thân. Đây là cơ sở sản xuất cà phê duy nhất bị phát hiện vi phạm trong gần nửa tháng kiểm tra.
Phát triển hạ tầng TP.HCM: Còn thiếu 42.000 tỉ đồng
TP.HCM cần có một định chế tài chính địa phương để làm đầu mối huy động các nguồn lực của xã hội với mục đích là đầu tư hạ tầng ...
Nhiều chuyên gia cho rằng cần có cơ chế riêng để giải quyết bài toán kinh phí cho phát triển hạ tầng TP.HCM. Trong ảnh: cảnh kẹt xe trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, TP.HCM - Ảnh: Quang Định
Tại hội nghị tổng kết hoạt động của Công ty Đầu tư tài chính nhà nước TP.HCM (HFIC) giai đoạn 2010-2015 do UBND TP.HCM tổ chức ngày 25-12, ông Phạm Phú Quốc, tổng giám đốc HFIC, cho biết trong giai đoạn 2016-2020, tổng nhu cầu vốn phát triển cơ sở hạ tầng của TP.HCM là 203.117 tỉ đồng, chủ yếu dành cho hai chương trình chống ùn tắc giao thông và chương trình giảm ngập nước.
Thế nhưng, TP.HCM chỉ có thể sắp xếp được khoảng 123.219 tỉ đồng và hơn 37.000 tỉ đồng từ quỹ hỗ trợ sắp xếp 54 doanh nghiệp nhà nước, phần vốn còn thiếu hơn 42.000 tỉ đồng.
Do đó, ông Quốc kiến nghị TP trình Thủ tướng Chính phủ cho TP.HCM giữ lại khoản lợi nhuận sau thuế, thay vì tối đa là 30% lợi nhuận sau thuế như hiện nay (70% còn lại phải nộp ngân sách nhà nước), để tập trung nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ và các chương trình trọng điểm của TP...
Ông Trần Du Lịch, phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM, cũng có cùng quan điểm khi cho rằng việc giải quyết bài toán kinh phí cho phát triển cơ sở hạ tầng, TP.HCM cần có một định chế tài chính địa phương để làm đầu mối huy động các nguồn lực của xã hội với mục đích là đầu tư hạ tầng dựa trên tổng nguồn lực của Nhà nước và nguồn lực của xã hội.
Nếu cứ xem HFIC là một tổ chức đi kinh doanh, kiếm tiền như mọi tổ chức doanh nghiệp khác thì không có lý do cho HFIC tồn tại.
“Tôi nghe nói HFIC muốn có dự án đầu tư cũng phải chạy đi tìm như các doanh nghiệp khác. Nếu vậy thì còn lâu TP.HCM mới giải quyết xong bài toán hạ tầng. Chức năng của HFIC phải là làm đầu mối để tạo vốn, huy động nguồn lực khác để xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng” - ông Lịch nhấn mạnh.
Ngoài ra theo ông Lịch, TP.HCM cần mạnh dạn xin giữ lại toàn bộ nguồn lực của nguồn doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý để bổ sung vào nguồn lực đầu tư hạ tầng. Nguồn vốn này có thể chuyển về HFIC để tăng vốn điều lệ, bởi vốn điều lệ của HFIC hiện chỉ có 7.600 tỉ đồng là quá ít.
“Khi có vốn điều lệ lớn, HFIC có thể độc lập phát hành trái phiếu ra thị trường, tự bảo đảm bằng chính trái phiếu chứ không cần ai bảo lãnh, thay vì phải đi vay các ngân hàng thương mại. TP.HCM cũng cần có đơn vị đầu đàn trong việc phát hành trái phiếu của một tổ chức tài chính. Đây là nguồn lực giúp TP cùng đầu tư vào các dự án hạ tầng. Trên cơ sở như vậy, chức năng của HFIC cũng cần phải thay đổi với một cơ chế kiểm soát, tự chủ tốt hơn” - ông Lịch nói.
Theo ông Nguyễn Minh Trí - trưởng Ban đổi mới quản lý doanh nghiệp, trong giai đoạn 2016-2020, hầu hết cổ phần hóa rơi vào những doanh nghiệp khá lớn. Dự kiến trong vòng năm tới, quá trình này giúp HFIC sẽ thu về 30.000-40.000 tỉ đồng.
Hiện nay đã có 6 doanh nghiệp trong 8 doanh nghiệp giao về cho HFIC được cổ phần hóa thu về xấp xỉ 1.000 tỉ đồng và dự ước bắt đầu từ năm 2017, theo tiến độ thu cổ tức mỗi năm sẽ có thêm 7.000-10.000 tỉ.
Đây là nguồn để đầu tư vào vốn điều lệ cho HFIC cộng với cơ chế huy động nguồn khác để đầu tư vào các dự án hạ tầng kỹ thuật, xã hội, kinh tế của TP.
Lâm Đồng xây mô hình du lịch nông nghiệp
Lâm Đồng là tỉnh có điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp, nhất là những loại đặc sản, nông sản có ưu thế như rau, hoa, cây công nghiệp dài ngày, nuôi cá nước lạnh.
VNPT mở thêm 2 trung tâm dữ liệu tiêu chuẩn quốc tế
Trung tâm còn có hệ thống chữa cháy chuyên nghiệp FM200, kèm theo hệ thống cảnh báo khói độ nhạy cao không gây ra ảnh hưởng xấu với vật dụng, máy móc trong khu vực được chữa cháy... Hệ thống kiểm soát khép kín bằng IP camera và hệ thống chống đột nhập, cung cấp thông tin hình ảnh liên tục để đảm bảo an ninh cho tòa nhà cùng quy trình an ninh, giám sát nghiêm ngặt 24/24 kể cả các dịp lễ, tết…
Với việc vừa có thêm 2 Trung tâm dữ liệu mới, hiện nay VNPT đã có tổng cộng 8 Trung tâm dữ liệu đặt tại các thành phố lớn là Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ.