Giá xăng nhập về Việt Nam chưa có dấu hiệu giảm
Ông Lê Trường Lưu được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên- Huế
Điều động ông Võ Văn Dũng giữ chức Phó trưởng Ban nội chính T.Ư
Bộ Công an đề nghị điều chỉnh mức phạt vi phạm giao thông
Giá sữa giảm 0,1%-34%
Tin trong nước đọc nhanh chiều 02-10-2015
- Cập nhật : 02/10/2015
Malaysia bắt 18 ngư dân Việt Nam
Hãng thông tấn Bernama dẫn lời ông Simon Templer Lo Ak Tusa, thuộc Cơ quan Thực thi Hàng hải Malaysia (MMEA) nói rằng các ngư dân trên được phát hiện đánh bắt cách thành phố Kuala Terengganu 50 hải lý về phía đông bắc, vào 10h15 sáng 29/9.
"Trong khi họ đang kiểm tra tàu cá, các ngư dân đã cố hối lộ các nhân viên bằng cách đưa tiền để họ thả con tàu. 7 trong số các ngư dân không có giấy tờ tùy thân và giấy phép lao động hợp lệ", ông nói trong một thông cáo hôm qua.
Thuyền trưởng 39 tuổi bị cáo buộc đưa cho các nhân viên của MMEA 5.000 RM (1.100 USD).
Sau khi bị bắt, các ngư dân, ở độ tuổi 16-45, đã bị đưa về cầu tàu Kuala Terengganu để điều tra thêm. Ông Tusa cho biết các nhân viên của MMEA sau đó đã tịch thu 5 tấn cá các loại và 500 kg mực khô của ngư dân Việt Nam.
Vụ việc đang được giới chức Malaysia điều tra.
Thuyền trưởng Việt Nam đối mặt với hình phạt 1 triệu RM (gần 230.000 USD) trong khi các thuyền viên có thể bị phạt 100.000 RM (gần 23.000 USD) mỗi người tùy mức độ vi phạm đánh bắt. Về cáo buộc hối lộ, MMEA sẽ bàn giao cho Ủy ban Chống tham nhũng Malaysia (MACC).
Việt Nam phê phán luận điệu xuyên tạc vấn đề biên giới với Campuchia
Trả lời về phản ứng của Việt Nam trước việc cố vấn trực tiếp của Thủ tướng Campuchia Hun Sen có bài viết trên báo Tia Sáng của Campuchia với một số nội dung xuyên tạc lịch sử, kích động vấn đề biên giới lãnh thổ, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng hôm qua nêu rõ: "Việt Nam phê phán mạnh mẽ những luận điệu cực đoan, thù địch của những kẻ cơ hội, đang cố tình xuyên tạc lịch sử, kích động, gây chia rẽ mối quan hệ láng giềng hữu nghị, đoàn kết và hợp tác giữa hai dân tộc Việt Nam và Campuchia".
Trước đó, thượng nghị sĩ đảng Cứu nguy Dân tộc Campuchia (CNRP) Hong Sok Hour đã có hành vi xuyên tạc hiệp ước biên giới với Việt Nam khi đăng lên mạng xã hội tài liệu giả mạo. Sok Hour bị bắt hôm 15/8. Ông này có thể phải chịu án phạt 17 năm tù.
Chưa duyệt kinh phí lập báo cáo khả thi sân bay Long Thành
Trả lời câu hỏi của VnExpress tại buổi họp báo Chính phủ chiều 1/10 về phương án tài chính lập báo cáo khả thi sân bay Long Thành, Thứ trưởng Giao Thông Nguyễn Hồng Trường cho biết Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) công bố con số nghiên cứu khả thi lên đến 35 triệu USD là bởi báo cáo này lập cả ba giai đoạn của dự án với công suất 100 triệu khách mỗi năm, chứ không chỉ phục vụ cho giai đoạn một với quy mô chỉ 25 triệu khách.
Theo nghị quyết Quốc hội vê chủ trương đầu tư sân bay Long Thành, Chính phủ chỉ đạo lập báo cáo nghiên cứu khả thi đối với từng giai đoạn của dự án và báo cáo Quốc hội thông qua trước khi quyết định đầu tư.
Tuy nhiên, ông Trường cho rằng để đảm bảo chiến lược Long Thành trở thành một sân bay trung chuyển quốc tế được thì ngay từ khi lập báo khả thi cần phải làm một cách tổng thể, chu đáo nhằm tìm được phương án đầu tư tốt nhất. “Nếu chỉ làm báo cáo khả thi riêng giai đoạn một cho sân bay chỉ một đường cất hạ cánh và một nhà ga thì chắc chắn con số không cần lên đến 35 triệu USD”, ông Trường nói.
Ông Trường cho rằng con số này đã được tính toán sơ bộ dựa trên suất đầu tư mà các nước áp dụng cho giai đoạn nghiên cứu khả thi.
ACV cũng đưa ra một phương án khác, với kinh phí 6,9 triệu USD để lập báo cáo khả thi trong đó phần lớn sẽ do phía Nhât Bản hứa tài trợ. Thứ trưởng cho biết Bộ Giao thông sẽ tiếp tục xem xét để báo cáo Thủ tướng quyết định.
“Ngay cả con số 35 triệu USD cũng mới chỉ là dự tính ban đầu của ACV, còn để chốt chính xác thì đòi phải rà soát để tính ra mức hợp lý nhất nhằm đảm bảo đủ nguồn lực cho việc xây dựng một báo cáo khả thi có chất lượng”, Thứ trưởng chia sẻ thêm.
Trước đó, báo cáo với gửi Bộ Giao thông hồi tháng 9, ACV đề xuất hai kịch bản. Phương án cao ngốn mất gần 35,1 triệu USD và doanh nghiệp sẽ dùng nguồn vốn đầu tư phát triển của mình để thực hiện. Phương án hai áp dụng nếu sử dụng vốn ODA (dự kiến do Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Ban – Jica tài trợ) với chi phí làm báo cáo khả thi khoảng 6,9 triệu USD.
Tuy nhiên, theo ACV, phương án này chỉ dừng ở bước thiết kế khái niệm chứ không chi tiết như thiết kế cơ sở của phương án dùng vốn tự có.
Dệt may xin mức tăng lương riêng
Trao đổi với VnExpress, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Vitas cho biết mức tăng như Hội đồng Tiền lương Quốc gia chốt rất thách thức cho ngành dệt may. Chẳng hạn, với một doanh nghiệp lớn như Tổng công ty May Việt Tiến có hơn 10.000 lao động đang hưởng lương, nếu tính toán với mức tăng dự kiến thì năm 2016 chi phí tiền lương phải trả của đơn vị tăng thêm xấp xỉ 100 tỷ đồng (khoảng 173 tỷ đồng). Khi Luật Bảo hiểm mới có hiệu lực vào 2018, riêng tiền bảo hiểm Việt Tiến phải đóng là 407 tỷ đồng, tăng gần 6 lần so với hiện nay."Có nghĩa là một người lao động phải trả thêm trên 1 triệu đồng, còn doanh nghiệp là hơn 2 triệu đồng riêng cho khoản bảo hiểm", vị này tính toán.
Ngành dệt may lo ngại các doanh nghiệp không thể chịu được áp lực nếu mức tăng lương tối thiếu 12,4% được Chính phủ thông qua.
Theo ông Giang, điều này "là bất hợp lý" bởi số tiền nói trên người lao động hoàn toàn hưởng không được sử dụng mà nằm trong quỹ bảo hiểm xã hội, phí công đoàn và các nội dung liên quan khác. “Nếu không có giải pháp dài hơi, việc tăng lương tối thiểu lại nhằm trúng những khó khăn nội tại các doanh nghiệp trong nước và chắc chắc họ không thể chịu nỗi”, ông Giang lo lắng.
Trước đó, việc lựa chọn phương án tăng lương tối thiểu của Hội đồng Tiền lương Quốc gia gặp nhiều khó khăn khi các thành viên đều không thống nhất dù trải qua nhiều cuộc họp để thương lượng, bỏ phiếu. Trong đó, với lý do giảm bớt áp lực lên doanh nghiệp và mức lương hiện hành đáp ứng 94,8% nhu cầu đời sống tối thiểu người lao động, Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho rằng lương thối thiểu 2016 chỉ tăng 6% là phù hợp.
Tuy nhiên, sau nhiều thời gian họp căng thẳng, hồi đầu tháng 9, phương án cuối cùng đã được Hội đồng Tiền lương Quốc gia thống nhất là tăng trung bình 12,4% để trình lên Chính phủ. Theo đó, đưa lương tối thiểu vùng I từ 3,1 triệu đồng một tháng (năm 2015) lên 3,5 triệu đồng trong năm sau. Mức áp dụng tương ứng cho các vùng II, III và IV là 3,1 triệu, 2,7 triệu và 2,4 triệu đồng. Dù vậy, đến nay, đại diện người lao động và cũng như giới chủ sử dụng lao động đều tỏ ra chưa thật sự hài lòng với phương án này.
Ồ ạt phá cà phê trồng tiêu
Những tháng gần đây, người dân H.Bảo Lâm (Lâm Đồng) ồ ạt phá cây cà phê để trồng tiêu, bất chấp khuyến cáo của cơ quan chức năng.